Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Du khách thích thú trải nghiệm tháng của lễ hội

Tạp Chí Giáo Dục

Du khách thích thú trải nghiệm tháng của lễ hội - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Du khách thích thú trải nghiệm tháng của lễ hội Audio

Lễ hội đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch tại TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Nhiều lễ hội có số lượng du khách vượt quá số lượng người dân địa phương vì những trải nghiệm độc đáo. Điều này không chỉ góp phần hình thành bản sắc cho du lịch lễ hội mà còn tạo dấu ấn riêng cho TP cũng như Việt Nam.

Lễ hội giúp nâng tầm điểm đến tại TP.HCM

Sản phẩm du lịch ấn tượng

Tháng giêng là tháng của lễ hội và là cơ hội để thu hút khách du lịch. Tại TP.HCM, có 3 lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ, Lễ hội Nguyên tiêu của người Hoa ở quận 5 và Lễ hội Khai hạ – Cầu an tại lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt. Cùng với đó, nghệ thuật trình diễn dân gian “Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa ở TP.HCM” cũng vừa được đưa vào danh mục này.

Trong đó Lễ hội Nguyên tiêu thường diễn ra vào tháng giêng hằng năm. Vào dịp này, đồng bào người Việt – Hoa thường đi chùa, miếu để cầu một năm mới mạnh khỏe, bình an. Bên cạnh các nghi lễ, hoạt động trong dịp Nguyên tiêu cũng đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: Biểu diễn ca kịch truyền thống, biểu diễn lân sư rồng, đố đèn, thưởng thức ẩm thực, diễu hành nghệ thuật đường phố… Với sự hấp dẫn trong lễ hội nên du khách trong nước lẫn quốc tế chọn đến TP.HCM để tham quan du lịch, ăn chơi cho hết tháng giêng như câu nói vui mà nhiều người hay nói “Tháng giêng là tháng ăn chơi”.

Từ lễ hội người dân và du khách còn tìm hiểu được giá trị văn hóa lịch sử

Ông Nguyễn Đắc Lộc – người đã tham gia tổ chức Lễ hội Nguyên tiêu hơn 30 năm qua cho biết, khoảng những năm 1985-1986, lễ hội chỉ là một sự kiện nhỏ được Trung tâm Văn hóa quận 5 và các hội quán người Hoa phối hợp tổ chức. Qua thời gian, lễ hội đã dần phát triển mạnh mẽ, nhận được sự công nhận và hỗ trợ từ chính quyền. Để lễ hội phát triển mạnh mẽ hơn và góp phần vào sự phát triển du lịch văn hóa, ông Lộc đề nghị cần có sự kết nối chặt chẽ giữa các hội quán người Hoa. Bên cạnh đó, các đơn vị du lịch cần khai thác một cách đồng bộ giúp cho lễ hội phát huy hết tiềm năng vốn có.

Những lễ hội truyền thống tại TP.HCM thể hiện rõ nét văn hóa đặc trưng của vùng đất có lịch sử trên 300 năm hình thành, phát triển. Bên cạnh ý nghĩa về bảo tồn di sản, quảng bá văn hóa, các sự kiện, lễ hội trở thành sản phẩm du lịch ấn tượng, thu hút du khách.

To mùa cao đim cho du lch

Trong bối cảnh hiện đại, sự nở rộ của nhu cầu du lịch cùng với sự đa dạng của lễ hội dân gian đã hình thành hình thái du lịch lễ hội. Đây là một biểu hiện đặc sắc của du lịch văn hóa, thường mang đến bối cảnh sôi động với sự tham gia của nhiều thành phần, trong đó có du khách. Hình thái du lịch lễ hội cũng tạo nên những thời điểm cao điểm cho mùa du lịch tại các điểm đến. Lượng khách đông đảo có thể tạo sức ép lên tài nguyên và dịch vụ du lịch, đồng thời để lại ấn tượng khó quên cho du khách.

Khách du lịch chụp ảnh lưu niệm trước trụ sở UBND TP.HCM

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thảo (Trưởng phòng Quy hoạch phát triển tài nguyên du lịch, Sở Du lịch TP.HCM), nhờ vào sự tham gia đông đảo của du khách từ gần xa giúp lễ hội trở nên nhộn nhịp hơn. Sự tham gia này không chỉ tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ mà còn kết nối cảm giác thuộc về của du khách. Nhiều khi, du khách còn háo hức hơn cả “cộng đồng chủ nhà”, khiến những trải nghiệm du lịch lễ hội trở thành ký ức sâu sắc. Sức mạnh vô hình này thúc đẩy sức hút của lễ hội, giúp du khách hòa mình vào dòng chảy văn hóa lễ hội. “Điều tạo sự hấp dẫn cho du khách từ lễ hội nhờ ẩm thực, trang phục, nghệ thuật đến thực hành tín ngưỡng đều góp phần tạo nên ấn tượng sâu sắc cho du khách”, bà Thảo nói.

Vào mùa lễ hội, sức ép về dịch vụ du lịch rất lớn, điều này cũng là nền tảng để các điểm đến đầu tư và tái đầu tư cho hệ thống cung ứng dịch vụ, từ vận chuyển, lưu trú, ẩm thực đến tham quan và trải nghiệm. Sức chứa và công suất phục vụ vào mùa du lịch thường đạt đến mức tối đa, thậm chí quá tải. Tuy nhiên, du khách vẫn lựa chọn đến với lễ hội, sẵn sàng chấp nhận các rào cản khó khăn về dịch vụ, miễn sao họ không bỏ lỡ cơ hội tham gia vào các sự kiện trọng đại của lễ hội. Khi cấu trúc cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch vào mùa lễ hội được “nới rộng”, du lịch lễ hội sẽ phục vụ du khách một cách trọn vẹn nhất có thể.

Ông Nguyễn Minh Trí (công tác tại Sở Du lịch TP.HCM) nhìn nhận, sản phẩm du lịch dựa trên nguồn lực văn hóa thường là sản phẩm độc đáo, là yếu tố quan trọng cho phát triển du lịch bền vững. Du lịch TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung muốn phát triển thì “sản phẩm du lịch phải xuất phát từ văn hóa”. Các doanh nghiệp khai thác khách du lịch quốc tế (inbound) cũng cho rằng nếu “không đẩy văn hóa lên thì du lịch sẽ kém hấp dẫn và sẽ mất dần bản sắc. “Việc phát triển du lịch gắn với nguồn lực văn hóa trên địa bàn TP.HCM bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, vẫn còn không ít những vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Đó là sức hấp dẫn đặc trưng của tài nguyên du lịch văn hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm đến, chương trình nghệ thuật phục vụ du lịch cũng như quà tặng lưu niệm du lịch… Do đó, TP cần làm sao để giải quyết các vấn đề này trên tinh thần “bệnh nào thuốc đó”, ông Trí đóng góp ý kiến.

H Trinh

Bình luận (0)