Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Du khách ưu tiên du lịch gần

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay, du khách ưu tiên đi du lch gn, đim đến ngn đ tiết kim chi phí. Do đó, th trưng ni đa vn tăng trưng tt trong khi đó th trưng khách quc tế chưa đt như k vng.


Du khách tri nghim du lch trên kênh Nhiêu Lc – Th Nghè

Nhiu thay đi

Bà Đoàn Thị Thanh Trà (Giám đốc Tiếp thị và Truyền thông Công ty Lữ hành Saigontourist) cho biết, lượng khách du lịch có nhiều thay đổi kể từ sau dịch. Mảng khách du lịch trong nước tăng trưởng tốt, đặc biệt với thế mạnh về du lịch tàu biển, nếu mở rộng kênh khai thác sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng nguồn khách hàng, tăng doanh thu. Trong khi đó, khách quốc tế đến Việt Nam thay đổi về chất, yêu cầu dịch vụ cao. “Công ty tập trung thị trường truyền thống như: châu Âu, Mỹ, lấy lượng khách của phân khúc cao cấp. Dù đã có chính sách xúc tiến thị trường Đông Nam Á (Thái Lan, Indonesia, Malaysia) nhưng khó phục vụ khách này. Công ty ưu tiên thị trường Philippines vì khách Philippines chỉ sử dụng khách sạn ở phân khúc 3 sao nhưng chi tiêu lại ở mức cao nhất trong số khách đến Việt Nam”, bà Trà chia sẻ.

Bà Huỳnh Phan Phương Hoàng (Phó Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Vietravel) cho hay, trong năm 2023 khách du lịch chủ yếu đi theo nhóm nhỏ, nhu cầu riêng. Mảng du lịch trong nước hiện có nhiều điểm đến được du khách quan tâm nhưng chưa phải là yếu tố hàng đầu để du khách lựa chọn mà vấn đề ở giá cả và chất lượng dịch vụ. Về khách ngoài nước, nhiều thị trường trong đó có thị trường Trung Đông và Ấn Độ chưa đạt như kỳ vọng. “Mong cơ quan Nhà nước có những chính sách hỗ trợ để thu hút khách du lịch ngoài nước góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo đà cho khách du lịch trong năm 2024”, bà Hoàng nói.


Đoàn khách tìm v C Chi đ thay đi không khí

Ông Nguyễn Đông Hòa (Phó Tổng Giám đốc Saigontourist Group) cho biết, đối với lĩnh vực khách sạn, đơn vị vẫn khai thác các thị trường truyền thống, riêng TP.HCM khai thác thị trường Ấn Độ. “Hiện nay cơ sở vật chất khách sạn đã xuống cấp. Trong năm 2023, chúng tôi lên kế hoạch cải tạo. Khi sản phẩm hoàn chỉnh mới tiếp thị tốt, đồng thời liên kết với hãng hàng không, tổ chức sự kiện quảng bá ở Mỹ, Đức…

Đt k vng vào năm 2024

Nhận thấy trong năm 2023 khó có thể khôi phục lại lượng khách quốc tế như mong đợi, các doanh nghiệp kỳ vọng từ năm 2024. Ông Nguyễn Nam (Tổng Giám đốc Trip.com) đặt mục tiêu năm 2024 mức tăng trưởng trong ngành du lịch vượt xa con số năm 2019. “Ngoài phục hồi mạnh mẽ thị trường Trung Quốc thì chúng tôi đa dạng hóa nguồn khách đặc biệt khách du lịch nội địa, tránh phụ thuộc vào khách Trung Quốc quá nhiều. Tất cả sản phẩm đồng nhất với nhu cầu và thị hiếu của người Việt”, ông Nam nói.


ng khách quc tế đến TP.HCM nói riêng và Vit Nam nói chung chưa đt như k vng ca ngành du lch

Trong khi đó, ông Tiêu Thanh Hoàng (Giám đốc Marketing Fusion Hotel Group) kỳ vọng năm 2024 và 2025 là năm hoạt động sôi động của khách sạn. Ngoài khai thác thị trường châu Âu, Mỹ thì phát triển thêm thị trường Úc, New Zealand và Thái Lan. Công ty tái đầu tư toàn diện về sản phẩm, dịch vụ và con người.

Ông Đặng Mạnh Phước (Giám đốc Điều hành The Outbox Company) cho rằng, để hoàn thành các mục tiêu trong năm tới, các doanh nghiệp cần nhìn qua “hàng xóm”, đối thủ cạnh tranh của chúng ta như thế nào, qua đó mới thấy được năng lực phục hồi của chúng ta. “Xu hướng thị trường thay đổi liên tục, các doanh nghiệp cần thích nghi, linh hoạt, “mở” thị trường truyền thống. Học tập các nước như Thái Lan, Indonesia, thay đổi kế hoạch bất kỳ lúc nào để phù hợp với xu thế. Như vấn đề về chính sách visa, nếu không miễn visa cho nhiều nước thì doanh nghiệp tìm cách khai thác tốt các thị trường miễn visa”, ông Phước nói.

Đ án phát trin du lch thông minh

Sở Du lịch TP.HCM vừa có văn bản về kết quả thực hiện Đề án phát triển du lịch thông minh trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Hiện các ứng dụng mà TP đang triển khai gồm: App du lịch thông minh, nâng cấp Cổng thông tin điện tử của Sở Du lịch, vận hành trang thông tin trên mạng xã hội ứng dụng 3D quảng bá du lịch năm 2022, đưa sản phẩm du lịch lên sàn thương mại điện tử… Ngoài ra, TP còn thực hiện hệ thống tích hợp thông tin dịch vụ du lịch, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch bằng ứng dụng công nghệ thực tế ảo. Xây dựng chuyên trang quảng bá, xúc tiến du lịch nông thôn như bản đồ điểm đến, tour ảo, camera tour, sản phẩm OCOP…

Trong thời gian tới, Sở Du lịch TP.HCM sẽ xây dựng Booth tra cứu thông tin du lịch và tham quan thực tế ảo. Song song đó là triển khai hệ thống chatbot, nâng cấp hệ thống ứng dụng QR code trong thông tin, giới thiệu tại các điểm tham quan công nghệ RFID; xây dựng trung tâm điều hành du lịch thông minh IOC. Tiếp đến sẽ cho cập nhật vị trí, hình ảnh địa điểm phục vụ hỗ trợ khách du lịch như trạm y tế, siêu thị mini, nhà vệ sinh công cộng lên Google Maps.

Hệ thống du lịch thông minh được xây dựng và phát triển hướng tới các mục tiêu chính như: Tiện ích cho du khách, điểm đến thông minh, hệ sinh thái kinh doanh thông minh. Chủ động phân tích và dự báo nhu cầu, xu hướng, sở thích nhằm hoạch định phát triển tốt hơn.

Cũng theo ông Phước, từ năm 2023 đến 2024 khách du lịch sẽ ưu tiên du lịch gần, điểm đến ngắn. Với sự phát triển của công nghệ, du khách sẽ tìm kiếm thông tin qua Facebook, TikTok… Xu hướng đặt dịch vụ cũng trên nền tảng online và dự đoán sẽ tiếp diễn trong thời gian tới. “Với sự phát triển thị trường tự túc, khách hàng quan tâm đến giá trị bền vững, sẵn sàng chi tiền để được trải nghiệm loại hình du lịch này. Hy vọng TP.HCM sẽ phát triển du lịch bền vững, đầu tư điểm đến theo yêu cầu để thu hút du khách”, ông Phước kiến nghị.

H Trinh

Bình luận (0)