Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Dự kiến không đào tạo từ xa ngành sư phạm, sức khỏe

Tạp Chí Giáo Dục

D tho thông tư ban hành quy chế đào to t xa trình đ ĐH đang đưc B GD-ĐT đưa ra ly ý kiến, trong đó quy đnh không thc hin đào to t xa đi vi các ngành thuc lĩnh vc sc khe có cp chng ch hành ngh và nhóm ngành đào to giáo viên.


Sinh viên ngành sc khe trong mt gi thc hành

Quy chế này là căn cứ để cơ sở đào tạo xây dựng và ban hành các quy định chi tiết về tổ chức, quản lý đào tạo từ xa trình độ ĐH, cấp bằng tốt nghiệp. Cụ thể, dự thảo đưa ra 10 yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa. Trong đó, cơ sở đào tạo thực hiện chương trình đào tạo từ xa đối với những ngành đã được cấp phép mở ngành và đã tuyển sinh tối thiểu 3 khóa liên tục theo hình thức chính quy. Không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên.

Chương trình đào tạo từ xa đã được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định của Bộ GD-ĐT và các quy định của quy chế này. Bộ máy tổ chức và quản lý đào tạo từ xa bảo đảm quản lý, giám sát được quá trình giảng dạy, học tập, thi, kiểm tra, đánh giá và cấp bằng tốt nghiệp. Đơn vị chủ trì phụ trách chuyên môn chương trình đào tạo từ xa là đơn vị chủ trì phụ trách chuyên môn chương trình đào tạo chính quy (khoa hoặc bộ môn).

Có hệ thống kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bảo đảm khách quan, trung thực; đánh giá được quá trình học tập, đánh giá kết thúc học phần, môn học; kiểm soát và xác thực được việc học, làm bài kiểm tra, thi và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong chương trình học tập của người học. Đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý đủ về số lượng và chất lượng; có đủ kiến thức, đã được bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp giảng dạy và quản lý đào tạo từ xa. Giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy tối đa 30% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo từ xa. Bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, học liệu để triển khai thực hiện chương trình đào tạo từ xa. Đáp ứng quy định của Bộ GD-ĐT về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo trực tuyến… Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định sẽ đình chỉ hoạt động đào tạo từ xa khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc vi phạm của cơ sở đào tạo ở một trong số trường hợp sau: Tự chủ quyết định đào tạo từ xa khi chưa đủ một trong các yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo theo quy định; không duy trì được đầy đủ các yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo; cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động ngành đào tạo. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động đào tạo từ xa phải thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học, giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý. Sau thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo từ xa, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ hoạt động ngành đào tạo được khắc phục và cơ sở đào tạo bảo đảm đầy đủ các yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa theo quy định tại quy chế này, hiệu trưởng quyết định hoạt động đào tạo từ xa trở lại.

Với dự thảo này, nhiều trường ĐH tán thành chủ trương không đào tạo từ xa khối ngành sư phạm, sức khỏe. Đại diện một trường ĐH tại TP.HCM cho rằng, đào tạo khối ngành sức khỏe có vai trò rất quan trọng với việc chữa bệnh cho người dân. Trong đào tạo lĩnh vực này, có yêu cầu rất cao về thực tập, thực hành tại cơ sở y tế, tương tác trực tiếp với bệnh nhân. Do vậy, chỉ nên đào tạo từ xa một số môn học ít có tính thực hành hoặc những môn không có liên quan đến ngành nghề sức khỏe, sư phạm.

Riêng về đào tạo giáo viên, vị đại diện này cũng nhấn mạnh, thời gian kiến tập và thực tập là rất quan trọng; trong đó, việc đứng lớp trực tiếp, tương tác với người học là không thể thiếu. Bởi qua thời gian đứng lớp, sinh viên ngoài việc ứng dụng kiến thức được học, còn được trải nghiệm học tập thông qua xử lý những tình huống trực tiếp. Những tình huống này, người giáo viên sẽ phải đối mặt với nghề trong tương lai. Việc đứng lớp trực tiếp còn bắt buộc sinh viên sư phạm phải mặc trang phục chỉn chu, có tác phong làm việc mẫu mực như một giáo viên thực thụ, đây đều là những yếu tố góp phần xây dựng nên hình ảnh mẫu mực của một nhà giáo tương lai.

Vit Ngân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)