Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Du lịch biển, đảo hút khách!

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc thm mùa hè, khi cái nóng đã bt đu lan ta nên các tuyến đim du lch bin, đo rt hút khách. Nm bt đưc xu thế đó, ngành du lch TP.HCM cũng tp trung cho các tour du lch đưng thy đ đáp ng nhu cu ca du khách.


Khách du lch bin Đà Nng

Khách ưa chung

Một điều dễ dàng nhận thấy trong các dịp lễ vừa qua là các địa điểm du lịch biển, đảo đông nghẹt du khách. Các tour liên quan đến biển, đảo của doanh nghiệp du lịch “cháy hàng”.

Bà Đoàn Thị Thanh Trà (Giám đốc Tiếp thị – Truyền thông, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist) cho biết, dịp lễ vừa qua, công ty đón trên 32.000 khách du lịch đến mua tour trên toàn quốc. Chỉ riêng trong sáng ngày 30-4 có đến 25.000 khách khởi hành với các hành trình du lịch trong và ngoài nước, đạt tỷ lệ tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. “Tình hình kinh doanh khả quan trong mùa lễ hội năm nay cho thấy tâm lý đi du lịch của nhóm khách gia đình từ 10-20 khách và các doanh nghiệp từ 200-1.000 khách đã trở về trạng thái bình thường như trước dịch”, bà Trà cho hay.

Theo bà Trà, do thời điểm này trước thềm mùa hè, khi cái nóng đã bắt đầu lan tỏa nên các tuyến điểm du lịch biển, đảo rất hút khách. Những địa điểm du lịch “hot” nhất trong nước như: Đà Lạt, Phú Quốc, Nha Trang – Ninh Chữ, Đà Nẵng. Ở tuyến miền Trung nổi lên là tâm điểm Đà Nẵng khi đường tour có nhiều ưu đãi với show diễn Ký ức Hội An, chính sách giá tốt tại Bà Nà Hill. Các hành trình kết hợp về nguồn tại điểm đến Nha Trang – khu di tích Gạc Ma; Nghệ An – theo dấu chân Bác; Quảng Bình – Hành trình Trường Sơn liên tục thu hút khách.

Các điểm đến Buôn Ma Thuột – Pleiku – Kontum; Bảo Lộc – Tà Đùng tỷ lệ khách mua tour đã nhích lên đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. “Hiện tượng này được lý giải qua xu hướng sống xanh, du lịch xanh đang dịch chuyển mạnh trong tâm lý du khách. Bên cạnh đó xu hướng phổ biến trong phong cách du lịch với lựa chọn các gói dịch vụ phòng nghỉ tại hệ thống khách sạn trên cả nước rất đáng ghi nhận”, bà Trà giải thích.

Du lịch tàu biển là hình thức hứa hẹn đưa một lượng lớn khách quốc tế đến Việt Nam vào cuối năm nay. Theo đại diện Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, công ty sẽ bắt đầu đón du khách quốc tế từ tàu du lịch biển từ đầu tháng 12 tới với lịch trình mỗi tháng 3 chuyến tàu Celebrity của hãng Royal Caribbean Cruise Line. Phần lớn du khách trên tàu có quốc tịch Mỹ, châu Âu. Mỗi lần ghé, tàu sẽ cập cảng Sài Gòn, Đà Nẵng và Hạ Long.


Khách tr
i nghim du lch Cn Gi (TP.HCM)

Trong khi đó, ông Phan Xuân Anh (Chủ tịch Công ty Viet Excursions) thông tin, công ty đã nhận được phản hồi rất tích cực từ các hãng tàu quốc tế cho mùa du lịch tàu biển mới vào cuối năm nay và đầu năm 2023. Ước tính, từ tháng 11 năm nay, mỗi tháng công ty sẽ đón khoảng 20 chuyến tàu từ châu Âu và Mỹ cập các cảng Phú Mỹ, Sài Gòn, Nha Trang, Chân Mây và Quảng Ninh. Trong số đó, cảng Sài Gòn (TP.HCM) là nơi được các hãng tàu chọn ghé nhiều nhất, kế đến là cảng Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên – Huế).

Du lch trên sông

Để chuẩn bị cho mùa hè năm nay, ngành du lịch TP.HCM đang nỗ lực xây dựng thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới để thu hút du khách. Cụ thể, sau khi ra mắt sản phẩm du lịch mới “Ngắm TP.HCM từ trên cao” bằng phương tiện máy bay trực thăng, Sở Du lịch TP.HCM tiếp tục giới thiệu sản phẩm “Du thuyền trên sông Sài Gòn”. Một số tuyến du lịch hiện đang được khai thác gồm: Bạch Đằng – Q.7, Bạch Đằng – Q.9, Bạch Đằng – Bình Quới, Bạch Đằng – Củ Chi, ngắm hoàng hôn trên dòng Nhiêu Lộc – Thị Nghè bằng thuyền chèo, tuyến Bạch Đằng – Cần Giờ… và các tuyến liên tỉnh Bạch Đằng – Củ Chi – Bình Dương, Bạch Đằng – Long An – Đồng bằng sông Cửu Long.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa (Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM) cho biết, sản phẩm du lịch “Du thuyền trên sông Sài Gòn” là sự nỗ lực của ngành du lịch TP trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, sự sáng tạo, chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch để phục vụ khách du lịch nội địa và quốc tế đặc biệt là phân khúc khách trung và cao cấp”.

Hiện tại có nhiều công ty du thuyền tham gia khai thác sản phẩm “Du thuyền trên sông Sài Gòn” với công suất khoảng 10-25 người/1 chuyến, giá thành khoảng 5.000.000 – 10.000.000 đồng/1 khách trong 3 giờ.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng phát triển mới các sản phẩm đón đầu thị trường như: sản phẩm trải nghiệm kết hợp đường bộ, đường sông, chèo SUP tại các vùng nước thuận lợi như Thanh Đa, quận 7, Cần Giờ…; sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử đường sông gắn với những điểm đến đặc trưng; hay mở tuyến Bạch Đằng – Côn Đảo bằng tàu cao tốc… Đặc biệt, ngành du lịch TP.HCM còn tập trung hướng đến các sản phẩm du lịch MICE để góp phần đáp ứng nhu cầu của du khách, trong đó có đối tượng khách cao cấp và khách du lịch kết hợp hội nghị.


Tuy
ến du lch bin hút khách trong mùa nóng năm nay

Nói riêng về du lịch đường sông tại TP.HCM, bà Liêu Thị Mỹ Hạnh (Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Les Rives) cho rằng, tàu buýt trên sông với giá vé rẻ sẽ đưa du khách từ Q.1 sang TP.Thủ Đức, hay các tour du lịch trải nghiệm đường thủy nội địa từ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè sẽ giúp du khách có những trải nghiệm hơn về một thành phố hoa lệ, với con sông Sài Gòn chạy ngang qua trung tâm thành phố nối liền các quận. Từ đó, các tour bằng đường thủy từ trung tâm TP đi Củ Chi, Cần Giờ hay liên kết với Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu hay các tỉnh miền Tây cũng sẽ là những trải nghiệm, lựa chọn của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế khi đến thành phố.

Phát triển du lịch đường thủy là một trong những nội dung quan trọng nằm trong Chiến lược phát triển du lịch TP đến năm 2030, là sản phẩm du lịch được đánh giá có sức hấp dẫn và có tiềm năng phát triển lớn, là thế mạnh của ngành du lịch TP. Sản phẩm du lịch đường thủy được phát triển dựa trên việc khai thác lợi thế về hệ thống sông rạch kết nối các điểm du lịch trên địa bàn TP.HCM và kết nối giữa TP với các tỉnh giáp TP như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Bến Tre và các quốc gia lân cận.

Kiu Khánh

Bình luận (0)

Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Du lịch biển đảo hút khách

Tạp Chí Giáo Dục

So với những năm trước, tour du lịch hè “lên rừng, xuống biển” gần như không được cân bằng thì nay tour du lịch biển đảo được du khách chú ý hơn cả.

Tour du lịch khám phá biển đảo chiếm từ 60-70% sản phẩm du lịch nội địa của một số đơn vị khai thác dịch vụ du lịch. Đây là một con số khả quan giúp các địa phương có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp không khói.

 “Sốt” tour trải nghiệm, khám phá biển đảo

Các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ du lịch tại các địa phương cũng đã chuyên nghiệp hơn trong khâu tổ chức cũng như các dịch vụ lưu trú, ăn uống và giải trí tại điểm đến là biển đảo. Ông Nguyễn Đặng Hải, đại diện Công ty Du lịch Phú Thiên Sơn (Q.7, TP.HCM) cho biết, khoảng 3 năm trước, việc tìm kiếm một đối tác hỗ trợ khai thác tour tại địa phương không dễ, đặc biệt là các điểm đến là đảo còn khá hoang sơ vì đa phần các hộ gia đình chỉ làm du lịch một cách tự phát, gây nhàm chán, không thu hút khách. Hiện nay, với sự quan tâm của địa phương đã thu hút nhiều nhà đầu tư, từ đó hoạt động du lịch cũng đang dần phát triển theo hướng chuyên nghiệp, bền vững. “Ngoài cảnh đẹp, sản phẩm du lịch hoặc đặc sản địa phương cũng là lý do kéo du khách trở lại sau đó”, ông Hải khẳng định.

Dù còn khá hoang sơ, dịch vụ du lịch còn hạn chế nhưng đảo Bình Ba được du khách chọn làm điểm đến khám phá, trải nghiệm thú vị cho kỳ nghỉ

Điểm đến còn khá hoang sơ nhưng thu hút khách du lịch thích trải nghiệm, khám phá là đảo tôm hùm Bình Ba và Bình Hưng (Cam Ranh, Khánh Hòa). So với các tour trải nghiệm khác phù hợp cho dân phượt trên dải đất miền Trung, du khách chỉ cần bỏ ra một số tiền vừa phải và hưởng dịch vụ tốt nhất trên hai đảo này.

Từ khi huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hòa điện lưới quốc gia (tháng 9-2014), du khách đến với Lý Sơn tăng mạnh. Người dân Lý Sơn quanh năm với nghề biển, trồng tỏi và một số ngành nghề dịch vụ khác cũng đã thay đổi tư duy kinh doanh, hướng đến mở rộng, khai thác dịch vụ du lịch. Theo đó, những nhà nghỉ, dịch vụ giải trí được đầu tư, nâng cấp. Có điện, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh bắt đầu tiến hành khai thác, mở rộng tour du lịch sinh thái biển và một số dịch vụ khác phục vụ du khách khi đến với Lý Sơn.

Bà Huỳnh Thị Bích Vân, chủ khách sạn Hải An (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết hiện nay lượng du khách đến Côn Đảo tham quan, nghỉ dưỡng ngày càng cao, tuy nhiên giá tour vẫn còn cao vì giá vé máy bay cao (hơn 3 triệu đồng cho vé khứ hồi). Theo bà Vân, du khách đến Côn Đảo có thể lựa chọn phương tiện đi lại bằng đường thủy hoặc đường hàng không tùy vào túi tiền của mình. 

Không đơn thuần là du lịch

Nằm trong tuyến du lịch khám phá còn khá mới ở vùng đất địa linh nhân kiệt Phú Yên là Mũi Điện (nơi đón ánh nắng sớm nhất của nước Việt) – Gành Đá Dĩa – Nhà thờ Mằng Lăng – Thành An Thổ – Vịnh Xuân Đài… là điểm đến thu hút du khách trong những năm gần đây. Đây là một trong số ít tour được các đơn vị lữ hành khai thác kết hợp khám phá biển đảo và tham quan danh lam thắng cảnh, tìm hiểu di tích lịch sử. Ông Nguyễn Minh Mẫn, Phó giám đốc Công ty Vietravel cho biết hiện công ty có đến 80% sản phẩm du lịch nội địa gắn liền với biển đảo. Cũng như các công ty dịch vụ lữ hành khác, các điểm đến truyền thống nằm trong sản phẩm du lịch biển đảo là Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu); Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); Nhật Lệ (Quảng Bình); Nha Trang (Khánh Hòa); Tuy Hòa (Phú Yên); Phan Thiết (Bình Thuận); Cù Lao Chàm (Quảng Nam); đảo Phú Quốc (Kiên Giang)… Ngoài ra, các tuyến du lịch đảo Phú Quý (Bình Thuận); đảo Bình Ba (Cam Ranh, Khánh Hòa)… cũng đã và đang được các đơn vị khai thác và phục vụ một cách tốt nhất.

Tin vui cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch TP.HCM nói riêng là chiều 3-6, UBND TP.HCM có thông báo về việc triển khai tuyến du lịch Trường Sa. Chuyến thử nghiệm, dự kiến khởi hành vào 22-6 tới để các đơn vị được giao có báo cáo, kế hoạch khảo sát để tham mưu đề xuất trình UBND TP.HCM. Đây là kế hoạch phát triển du lịch biển đảo giai đoạn 2015-2020 của UBND TP.HCM và Sở Du lịch TP.HCM.

Bài, ảnh: Trần Anh

Ông Nguyễn Văn Mỹ (Công ty Dã ngoại Lửa Việt) khẳng định việc mở tour du lịch Trường Sa nằm trong khả năng của Sở Du lịch TP.HCM và Sở VH-TT-DL Khánh Hòa. Việc khai thác tour biển đảo nói chung và tour Trường Sa nói riêng còn có ý nghĩa chính trị là khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam.