Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Du lịch cộng đồng “đánh thức bản làng”

Tạp Chí Giáo Dục

Bng cách làm du lch sinh thái, gii thiu đim đến tri nghim, đng bào Cơ Tu xã Hòa Bc (huyn Hòa Vang, TP.Đà Nng) đã góp phn “đánh thc bn làng”, phát trin kinh tế theo hưng mi nhiu tim năng và k vng…


Ngưi Cơ Tu  thôn Giàn Bí tái hin li các nét truyn thng văn hóa đ đón khách du lch

Làm du lch trên núi

Ba năm trước, anh Đinh Văn Như (thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc) mạnh dạn vay vốn đầu tư mô hình homestay trên chính mảnh đất vườn nhà mình. “Đất đai ở đây vốn khô cằn, thiếu nước. Cây trồng không mang lại hiệu quả kinh tế trong nhiều năm liền. Theo đề án phát triển du lịch cộng đồng của huyện, tôi vay vốn đầu tư với hy vọng đem lại nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống”, anh Như chỉ tay về khoảnh vườn cỏ xanh mượt với nhiều bóng cây xanh tỏa xuống. Trên thảm cỏ, anh dựng lên những chiếc lều bạt đủ màu sắc thật đẹp mắt. Anh Như nói, khách đến đây được trải nghiệm các nét đẹp truyền thống văn hóa bản làng như dệt thổ cẩm, đan lát, tắm suối và thưởng thức ẩm thực từ các sản vật do chính đồng bào làm ra. Hai năm gián đoạn vì dịch Covid-19, hơn 4 tháng trở lại đây, khách bắt đầu đặt tour vào các ngày cuối tuần. “Dù chưa thật sự đông nhưng cũng mang lại nguồn thu tạm ổn. Các nông sản bà con làm ra cũng được du khách mua, giúp bà con tăng thêm thu nhập đáng kể”, anh Như bộc bạch.

Ngoài anh Như, thôn Giàn Bí cũng có nhiều người thực hiện mô hình du lịch cộng đồng. Bà con vốn quen việc nương rẫy, khi du lịch cộng đồng mở ra, họ trở thành những hướng dẫn viên kiêm chủ dịch vụ đón khách. Bước qua tuổi 72, già làng Bùi Văn Siêng vẫn nhiệt tình nhận vai trò làm hướng dẫn viên giới thiệu truyền thống văn hóa bản làng mình mỗi khi có khách đến tham quan. “Tôi kể về truyền thống của bản làng cho du khách nghe. Dẫn khách đi thăm nhà Gươl. Mỗi câu chuyện kể là một niềm tự hào về những nét văn hóa đặc trưng đồng bào Cơ Tu ở đây, vì thế cần trao truyền và chung sức gìn giữ cội nguồn”, ông Siêng nói.


Mô hình du lch cng đng ca ngưi dân thôn Giàn Bí

Nhắc đến mô hình du lịch cộng đồng ở Giàn Bí, nhiều người nhớ đến chị Đỗ Thị Huyền Trâm. Chị Trâm từng là Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Hòa Bắc. Tháng 9-2021, chị nghỉ việc và dự định mở siêu thị nhỏ để giới thiệu nông sản của đồng bào Cơ Tu ở Hòa Bắc cho du khách thập phương. Nhận thấy tiềm năng của Hòa Bắc, chị bắt tay làm du lịch cộng đồng. Điều đầu tiên chị hướng đến là hình thành chuỗi kết nối để vừa tạo sinh kế cho người dân địa phương, giúp họ thoát nghèo và bảo vệ môi trường.

Nhiu rào cn cn tháo g

Tính đến nay, Hòa Bc có khong 35 h dân tham gia vi nhiu dch v đa dng. T ăn ung, lưu trú, làm đp, đp xe, tri nghim văn hóa Cơ Tu… Bà con làm du lch mt cách cht phác, t m rau, qu bưi, trái mít trong vưn, con c dưi sui… Tt thy đưc gii thiu đến du khách. Ch Trâm hưng dn, tp hun thêm kinh nghim t chc đón tiếp khách cho bà con… Thu nhp tăng cao, bà con phn khi.

Anh Đinh Văn Như nói, các mô hình du lịch cộng đồng mở ra, không chỉ khách Việt mà du khách nước ngoài cũng muốn trải nghiệm không khí yên bình ở núi. Trước dịch Covid-19, nhiều khách nước ngoài về với Giàn Bí để trải nghiệm đạp xe, thưởng thức ẩm thực… Không ai khác, chính những người dân quen tay cuốc, tay cày trở thành những hướng dẫn viên giới thiệu nét đẹp bản làng mình đến với mọi người. Vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, bà con dần tự tin hơn khi nói về truyền thống của đồng bào mình. “Trước đây cuộc sống của bà con rất khó khăn, chủ yếu dựa vào nương rẫy. Từ khi có du lịch cộng đồng, bà con có thêm công việc mới. Đặc biệt, thông qua du lịch, văn hóa người Cơ Tu được du khách khắp nơi biết đến. Có khách, nhiều người có việc làm. Thanh niên thì múa cồng chiêng, phụ nữ múa tungtung-dza dzá, dệt thổ cẩm… bản sắc văn hóa qua đó được giữ gìn trước nguy cơ mai một”.

Tuy nhiên, việc nhận các tour khách du lịch nước ngoài không dễ. Anh Như bảo, rào cản ngôn ngữ là điều khó nhất để mình giới thiệu bản sắc văn hóa đặc trưng của mình đến với họ. Đoàn nào có phiên dịch viên thì dễ, đoàn không có thì cả chủ lẫn khách đều chỉ bập bẹ được vài tiếng rồi nhìn nhau ra dấu bằng tay là chủ yếu. “Mô hình du lịch cộng đồng dù còn manh nha nhưng đây là hướng đi mang lại cho bà con nguồn thu đáng kể. Từ việc trực tiếp hướng dẫn khách, chế biến món ăn, trình diễn nghề truyền thống, múa cồng chiêng… đến bán nông sản quê đều cho bà con thu nhập cải thiện cuộc sống, góp phần thoát nghèo so với việc quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời trên nương rẫy cằn cỗi”, anh Như chia sẻ.


Khách du lch nưc ngoài tri nghim ti thôn Giàn Bí

Tuy rất tự tin khi đứng trước đám đông nói về truyền thống văn hóa của mình nhưng già làng Bùi Văn Siêng đôi khi vẫn trầm xuống vì một câu hỏi bằng tiếng nước ngoài mà ông không thể hiểu. “Nếu các cháu thanh niên có học ngoại ngữ, về lại bản làng tự mình làm cầu nối cho du khách với bà con dân bản thì việc thu hút khách nước ngoài không còn là vấn đề”, ông Siêng nói.

Theo Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện Hòa Vang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của UBND TP.Đà Nẵng, địa phương sẽ hình thành 5 cụm, điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn kết hợp với sinh thái có khả năng cạnh tranh với các tỉnh, thành trong nước. Nơi có khả năng cung cấp dịch vụ du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng thuần chất văn hóa địa phương, kết nối hài hòa với thiên nhiên, làng quê. Để làm được điều này, cần có sự đầu tư mang tính chiều sâu và thậm chí cần những đơn vị sẵn sàng nhận tour lẻ, ghép đoàn… để bất cứ du khách nào muốn có một chuyến trải nghiệm núi rừng, văn hóa đồng bào thực sự đều có thể đặt tour tham quan. Đây là điểm không mới, nhiều tỉnh miền Bắc đã thực hiện và du lịch những nơi ấy phát triển mạnh. Du lịch điểm đến thôn Giàn Bí và nhiều nơi ở Hòa Bắc cần thêm những điều như thế để phát triển, nâng cao đời sống của bà con.

Vĩnh Yên

Bình luận (0)