Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Du lịch nông nghiệp cần tạo ra những giá trị mới

Tạp Chí Giáo Dục

Du lch nông nghip – nông thôn gn vi tiêu th nông, đc sn và sn phm OCOP là mt trong nhng gii pháp trng tâm khơi dy tim năng vn có TP.HCM nói riêng và Vit Nam nói chung. Tuy nhiên, làm thế nào đ loi hình du lch này tr nên nhân văn, xanh và sinh thái hơn đ to ra nhng giá tr mi là điu mà nhng ngưi làm du lch vô cùng quan tâm.


Phát trin du lch nông nghip góp phn to ra giá tr mi, phù hp vi xu thế

Cn to s khác bit

Nông nghiệp không còn đơn thuần là trồng cây gì, nuôi con gì mà cần định hướng tạo ra những giá trị mới, phù hợp với xu thế mới. Một trong số đó là phát triển du lịch nông nghiệp. Đây là giải pháp bền vững, giúp người nông dân tăng thêm thu nhập trên chính mảnh ruộng của mình, đồng thời gắn thêm được tiêu thụ nông, đặc sản nhất là nhóm sản phẩm OCOP.

Trong 10.000 sản phẩm OCOP đang phát triển ở nước ta, theo đánh giá của các doanh nghiệp du lịch, hiện nay các sản phẩm đang bị trùng lắp, na ná giống nhau giữa các địa phương.

Tại diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp – nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP diễn ra mới đây tại TP.HCM, ông Nguyễn Trọng Nghĩa (Giám đốc Công ty Saigon Asset) cho biết, khi chào mời với khách các sản phẩm tour tuyến thì khách nói “chỗ nào cũng có”. Liệu đó có phải là sản phẩm đặc trưng của địa phương không? Do đó, cơ quan ban ngành cần thẩm định lại sự phát triển sản phẩm OCOP của địa phương, chú trọng sản phẩm OCOP mang tính chất đặc thù, tạo nên cái hồn của sản phẩm địa phương.


Các bn tr thích thú vì va đi du lch va tìm hiu v nông sn

Với góc độ của mình, bà Phan Yến Ly (Giám đốc Công ty Tư vấn, Truyền thông và  sự kiện Cánh Cam) cho rằng, du lịch nông nghiệp – nông thôn đang phát triển nhưng thiếu sự bền vững. Bên cạnh đó, du lịch nông nghiệp – nông thôn chưa đi đúng hướng, cạnh tranh không lành mạnh, quá nhiều sản phẩm tương đồng, đặc biệt vướng mắc pháp lý về làm du lịch trên đất nông nghiệp.

Theo bà Ly, ngành du lịch cần đổi mới trong việc phát triển loại hình du lịch nông nghiệp – nông thôn. Theo đó, chúng ta có thể kế thừa chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP” định hướng phát triển thành chương trình “Mỗi địa phương một sản phẩm du lịch nông nghiệp – nông thôn đặc trưng”. Các sản phẩm tạo nên sức hút du khách qua các thông điệp và câu chuyện truyền thông riêng biệt, đặc biệt giúp các cơ quan quản lý Nhà nước sâu sát hơn trong việc quản lý, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp. “Muốn phát triển được các tour du lịch kết hợp được với nông nghiệp tiến tới phát triển du lịch nông nghiệp, bên cạnh sự hỗ trợ sở ban ngành, các nhà cung ứng dịch vụ, các doanh nghiệp lữ hành phải chủ động phối hợp, liên kết nghiên cứu thị trường tìm khách hàng mục tiêu”, bà Ly kiến nghị.

Tránh sn phm OCOP b lm dng

TP.HCM đã bước đầu thành công với chương trình “Mỗi quận, huyện một sản phẩm du lịch đặc trưng”. Đây là giải pháp sáng tạo của ngành du lịch TP.HCM cũng như học tập từ chương trình OCOP nhằm huy động nguồn lực của các địa phương trong việc khai thác tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Do đó, khai thác thêm chủ đề OCOP trong sản phẩm du lịch nông nghiệp của TP.HCM không những không quá khó mà trái lại sẽ làm gia tăng giá trị của cả hai lĩnh vực nông nghiệp và du lịch. Nếu các sản phẩm OCOP của TP.HCM thật sự đặc trưng thì sản phẩm du lịch nông nghiệp thành phố sẽ độc đáo và trong không gian du lịch, các sản phẩm OCOP sẽ càng nổi bật.


Du khách tri nghim sn phm du lch nông nghip ti Sui Tiên Farm (TP.HCM)

Ông Nguyễn Hoàng Anh (Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam) cho rằng, việc đưa chương trình OCOP thành thương hiệu mang tầm quốc gia có giá trị to lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam. Ban chỉ đạo OCOP cần xác lập thêm tiêu chuẩn, tiêu chí để bảo đảm giá trị sản phẩm, tránh cho sản phẩm OCOP bị lạm dụng, mai một, không thể phát huy giá trị tối đa. Đồng thời, các địa phương cần xác lập tour, tuyến gắn với địa điểm là sản phẩm OCOP, giao Sở Du lịch, và đầu mối du lịch để quảng bá sản phẩm và giá trị sản phẩm OCOP.

Theo ông Trn Thanh Nam (Th trưng B Nông nghip và Phát trin nông thôn), Th tưng đã ban hành quyết đnh v phát trin du lch nông thôn. B Nông nghip và Phát trin nông thôn ký văn bn liên tch vi B Văn hóa, Th thao và Du lch đ phát trin chương trình này. B Nông nghip và Phát trin nông thôn mun khai thác lĩnh vc này thành ngành kinh tế du lch nông thôn và tr thành thương hiu ca Vit Nam, vi s h tr t các sn phm OCOP.

Với kinh nghiệm của mình, bà Hồ Kim Liên (Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam) cho rằng, doanh nghiệp du lịch nông thôn cần hiểu văn hóa địa phương, nhu cầu khách du lịch và xu hướng quốc tế. Từ khi tiếp nhận chương trình OCOP và nhận danh hiệu 5 sao, nước mắm Khải Hoàn đã trở thành đại diện của cộng đồng dân cư Phú Quốc, góp phần giữ gìn truyền thống địa phương.

Cũng theo bà Liên, phát triển bền vững cần sự chung tay của doanh nghiệp, chính quyền, nông dân nhằm kết nối hệ thống du lịch toàn diện. “Nhà nước quan tâm phát triển mạng lưới sản phẩm OCOP, kết nối các thương hiệu với nhà tổ chức du lịch lữ hành, từ đó thiết lập mạng lưới du lịch nông nghiệp kết hợp tiêu thụ sản phẩm OCOP”, bà Liên đề xuất.

Khánh Kiu

Bình luận (0)