Thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng tốt yêu cầu phát triển du lịch thông minh là một trong những vấn đề được đặt ra tại hội thảo quốc gia “Ứng dụng công nghệ số, khai thác giá trị di sản, phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” do Trường ĐH Văn Lang phối hợp Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) vừa tổ chức.
PGS.TS Lê Anh Tuấn (Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) phát biểu tại hội thảo
Trong khuôn khổ hội thảo, TS. Trần Thị Thùy Trang (Trưởng bộ môn Lữ hành, Khoa Du lịch Trường ĐH Văn Lang) cùng học viên Nguyễn Ngọc Phương Trinh đã công bố kết quả khảo sát 100 khách du lịch nội địa ở 3 điểm du lịch của TP.HCM là Dinh Độc Lập, chợ Bến Thành và Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ về vấn đề tiếp cận du lịch thông minh.
Chưa “thân thiện” với toàn bộ du khách
Kết quả khảo sát cho thấy 65% khách du lịch đồng ý đang từng bước tiếp cận gần hơn với hệ thống du lịch thông minh của TP.HCM. Tuy nhiên, con số không đồng ý cũng khá cao, tới 35%; chứng tỏ hệ thống du lịch thông minh đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn một số du khách chưa am hiểu về du lịch và công nghệ, chưa thể tiếp cận gần được với các công nghệ như VR, AI hay 3D/360 tại các điểm tham quan.
Trong 3 điểm tham quan thì Dinh Độc Lập được đánh giá ứng dụng công nghệ du lịch thông minh tốt nhất. Theo đó, trên website của Dinh Độc Lập cập nhật đầy đủ bản đồ di tích, mô tả các khu trưng bày và được ứng dụng đặc biệt VR360 có thể ngắm toàn cảnh Dinh Độc Lập bên ngoài, bên trong, từng phòng và các khu vực lân cận. Chợ Bến Thành thì có website riêng nhưng vẫn chưa cập nhật đầy đủ thông tin và chưa ứng dụng quá nhiều công nghệ du lịch thông minh như VR360 hay AI. Hiện nay, địa điểm này đang xúc tiến để ứng dụng công nghệ du lịch thông minh vào hoạt động mua bán, tham quan như phát động thanh toán không tiền mặt (với 983/1.500 sạp đã áp dụng). Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ ứng dụng nhiều công nghệ du lịch thông minh hơn, các thông tin trên website được cập nhật đầy đủ, tích hợp thanh toán trực tuyến, có phòng trưng bày 3D kết hợp công nghệ Hologram… nhưng lại không phổ biến rộng rãi đến du khách.
Kết quả khảo sát còn chỉ ra 82% du khách đánh giá tốt về nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại điểm. Khách du lịch cũng hiểu rõ được Nhà nước cùng các cơ quan quản lý du lịch đang có những chính sách và định hướng phù hợp cho du lịch thông minh trong tương lai. Theo nhóm tác giả, việc ứng dụng công nghệ du lịch thông minh với TP.HCM thời gian tới cần ưu tiên một số nội dung. Cụ thể, cung cấp hệ thống wifi truy cập internet toàn diện các điểm tham quan để thuận tiện cho du khách. Các điểm chưa sở hữu nhiều hệ thống du lịch thông minh thì cần triển khai xây dựng những công nghệ như: Thanh toán trực tuyến, VR360, AI, bản đồ số, tư vấn trực tuyến hoặc dự báo thời tiết trực tuyến…
Nhóm tác giả cũng đề xuất việc cần có văn bản chỉ đạo chính thức và phổ biến rộng rãi để hướng dẫn nhân lực ngành du lịch tham gia thực hiện ứng dụng công nghệ du lịch thông minh, truyền tải đến du khách. Đồng thời, cần có các chính sách hợp tác với những quốc gia phát triển về khoa học – công nghệ để học hỏi, trau dồi, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.
Tại Hà Nội, đề án du lịch thông minh đã được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp xây dựng và đưa vào hoạt động. Trong đề án này, hệ thống quản lý dữ liệu của Sở Du lịch Hà Nội đã tích hợp và số hóa dữ liệu ngành (cập nhật lên phần mềm dữ liệu 3.494 cơ sở lưu trú; 20 nhà hàng, 24 cơ sở mua sắm và 7 cơ sở vui chơi – giải trí đạt chuẩn; dữ liệu 1.346 doanh nghiệp lữ hành; 5.722 hướng dẫn viên du lịch; 67 doanh nghiệp vận chuyển…). Hà Nội cũng đã đầu tư phát triển du lịch thông minh bằng việc xây dựng một cổng thông tin chung, ứng dụng cho điện thoại thông minh… Nhiều điểm đến, doanh nghiệp cũng năng động xây dựng du lịch thông minh cho phép du khách được “du lịch thử” thông qua máy tính, điện thoại.
Tuy nhiên, theo đánh giá, việc phát triển du lịch thông minh tại Hà Nội hiện còn nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp, công ty du lịch còn non trẻ, ít kinh nghiệm, thiếu năng lực cạnh tranh.
Chú trọng nguồn nhân lực
Đến nay trên cả nước, việc phát triển du lịch thông minh được các địa phương triển khai ở nhiều mức độ. Ngày càng có nhiều điểm thu hút du khách áp dụng các công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây và internet vạn vật (IoT)… để làm phong phú thêm trải nghiệm du lịch.
Với tác động của bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, PGS.TS Lê Anh Tuấn (Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) cho rằng, du lịch thông minh hình thành và trở nên phổ biến. Cơ sở dữ liệu lớn, số hóa, mọi chủ thể, mọi đối tượng du lịch có thể trở thành một mắt xích trong hệ thống. Các cơ quan quản lý sở hữu được những công cụ đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch. Các doanh nghiệp thì đa dạng hóa sản phẩm du lịch như mô phỏng, tái hiện những giá trị của tài nguyên du lịch, môi trường thực tế ảo… Du khách thì gia tăng khả năng kết nối với điểm đến, thay đổi phương thức du lịch, khả năng trải nghiệm, tiết kiệm chi phí.
“Trong ứng dụng chuyển đổi số nói chung và riêng với phát triển du lịch thông minh thì nguồn nhân lực rất quan trọng. Ngoài cơ sở vật chất, hạ tầng, các nền tảng số thì để vận hành, nguồn nhân lực có vai trò lớn. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghệ số, nền tảng số của Việt Nam có yêu cầu Bộ GD-ĐT cũng như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội điều chỉnh chương trình đào tạo để tạo ra đội ngũ nhân lực có thể tiếp cận được, thích ứng được điều kiện hiện nay về nền tảng số, phát triển du lịch thông minh” – Vụ trưởng nói.
Mê Tâm
PGS.TS Lê Anh Tuấn (Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) phát biểu tại hội thảo
Ứng dụng thiết bị công nghệ để đặt món ăn trong du lịch thay cho thực đơn trên giấy như trước kia
“Đối với lĩnh vực du lịch thì chủ trương, chính sách, nền tảng, nhận thức của chúng ta đã thay đổi và đây là điều quan trọng để tăng cường, tăng tốc chuyển đổi số. Hiện trong ngành du lịch, chúng ta đã xây dựng nền tảng số như thẻ du lịch số, trang vàng du lịch Việt Nam… Các nền tảng này đang được ứng dụng và sẽ phổ biến, phát triển trong thời gian tới. Mong rằng, sắp tới ngành du lịch sẽ có một nền tảng chung để kết nối toàn quốc, kể cả với đào tạo nhân lực”, PGS.TS Lê Anh Tuấn (Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch).Du lịch thông minh cần nguồn nhân lực chất lượng
Thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng tốt yêu cầu phát triển du lịch thông minh là một trong những vấn đề được đặt ra tại hội thảo quốc gia “Ứng dụng công nghệ số, khai thác giá trị di sản, phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” do Trường ĐH Văn Lang phối hợp Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) vừa tổ chức.
Trong khuôn khổ hội thảo, TS. Trần Thị Thùy Trang (Trưởng bộ môn Lữ hành, Khoa Du lịch Trường ĐH Văn Lang) cùng học viên Nguyễn Ngọc Phương Trinh đã công bố kết quả khảo sát 100 khách du lịch nội địa ở 3 điểm du lịch của TP.HCM là Dinh Độc Lập, chợ Bến Thành và Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ về vấn đề tiếp cận du lịch thông minh.
Chưa “thân thiện” với toàn bộ du khách
Kết quả khảo sát cho thấy 65% khách du lịch đồng ý đang từng bước tiếp cận gần hơn với hệ thống du lịch thông minh của TP.HCM. Tuy nhiên, con số không đồng ý cũng khá cao, tới 35%; chứng tỏ hệ thống du lịch thông minh đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn một số du khách chưa am hiểu về du lịch và công nghệ, chưa thể tiếp cận gần được với các công nghệ như VR, AI hay 3D/360 tại các điểm tham quan.
Trong 3 điểm tham quan thì Dinh Độc Lập được đánh giá ứng dụng công nghệ du lịch thông minh tốt nhất. Theo đó, trên website của Dinh Độc Lập cập nhật đầy đủ bản đồ di tích, mô tả các khu trưng bày và được ứng dụng đặc biệt VR360 có thể ngắm toàn cảnh Dinh Độc Lập bên ngoài, bên trong, từng phòng và các khu vực lân cận. Chợ Bến Thành thì có website riêng nhưng vẫn chưa cập nhật đầy đủ thông tin và chưa ứng dụng quá nhiều công nghệ du lịch thông minh như VR360 hay AI. Hiện nay, địa điểm này đang xúc tiến để ứng dụng công nghệ du lịch thông minh vào hoạt động mua bán, tham quan như phát động thanh toán không tiền mặt (với 983/1.500 sạp đã áp dụng). Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ ứng dụng nhiều công nghệ du lịch thông minh hơn, các thông tin trên website được cập nhật đầy đủ, tích hợp thanh toán trực tuyến, có phòng trưng bày 3D kết hợp công nghệ Hologram… nhưng lại không phổ biến rộng rãi đến du khách.
Kết quả khảo sát còn chỉ ra 82% du khách đánh giá tốt về nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại điểm. Khách du lịch cũng hiểu rõ được Nhà nước cùng các cơ quan quản lý du lịch đang có những chính sách và định hướng phù hợp cho du lịch thông minh trong tương lai. Theo nhóm tác giả, việc ứng dụng công nghệ du lịch thông minh với TP.HCM thời gian tới cần ưu tiên một số nội dung. Cụ thể, cung cấp hệ thống wifi truy cập internet toàn diện các điểm tham quan để thuận tiện cho du khách. Các điểm chưa sở hữu nhiều hệ thống du lịch thông minh thì cần triển khai xây dựng những công nghệ như: Thanh toán trực tuyến, VR360, AI, bản đồ số, tư vấn trực tuyến hoặc dự báo thời tiết trực tuyến…
Nhóm tác giả cũng đề xuất việc cần có văn bản chỉ đạo chính thức và phổ biến rộng rãi để hướng dẫn nhân lực ngành du lịch tham gia thực hiện ứng dụng công nghệ du lịch thông minh, truyền tải đến du khách. Đồng thời, cần có các chính sách hợp tác với những quốc gia phát triển về khoa học – công nghệ để học hỏi, trau dồi, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.
“Đối với lĩnh vực du lịch thì chủ trương, chính sách, nền tảng, nhận thức của chúng ta đã thay đổi và đây là điều quan trọng để tăng cường, tăng tốc chuyển đổi số. Hiện trong ngành du lịch, chúng ta đã xây dựng nền tảng số như thẻ du lịch số, trang vàng du lịch Việt Nam… Các nền tảng này đang được ứng dụng và sẽ phổ biến, phát triển trong thời gian tới. Mong rằng, sắp tới ngành du lịch sẽ có một nền tảng chung để kết nối toàn quốc, kể cả với đào tạo nhân lực”, PGS.TS Lê Anh Tuấn (Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch). |
Tại Hà Nội, đề án du lịch thông minh đã được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp xây dựng và đưa vào hoạt động. Trong đề án này, hệ thống quản lý dữ liệu của Sở Du lịch Hà Nội đã tích hợp và số hóa dữ liệu ngành (cập nhật lên phần mềm dữ liệu 3.494 cơ sở lưu trú; 20 nhà hàng, 24 cơ sở mua sắm và 7 cơ sở vui chơi – giải trí đạt chuẩn; dữ liệu 1.346 doanh nghiệp lữ hành; 5.722 hướng dẫn viên du lịch; 67 doanh nghiệp vận chuyển…). Hà Nội cũng đã đầu tư phát triển du lịch thông minh bằng việc xây dựng một cổng thông tin chung, ứng dụng cho điện thoại thông minh… Nhiều điểm đến, doanh nghiệp cũng năng động xây dựng du lịch thông minh cho phép du khách được “du lịch thử” thông qua máy tính, điện thoại.
Tuy nhiên, theo đánh giá, việc phát triển du lịch thông minh tại Hà Nội hiện còn nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp, công ty du lịch còn non trẻ, ít kinh nghiệm, thiếu năng lực cạnh tranh.
Chú trọng nguồn nhân lực
Đến nay trên cả nước, việc phát triển du lịch thông minh được các địa phương triển khai ở nhiều mức độ. Ngày càng có nhiều điểm thu hút du khách áp dụng các công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây và internet vạn vật (IoT)… để làm phong phú thêm trải nghiệm du lịch.
Với tác động của bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, PGS.TS Lê Anh Tuấn (Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) cho rằng, du lịch thông minh hình thành và trở nên phổ biến. Cơ sở dữ liệu lớn, số hóa, mọi chủ thể, mọi đối tượng du lịch có thể trở thành một mắt xích trong hệ thống. Các cơ quan quản lý sở hữu được những công cụ đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch. Các doanh nghiệp thì đa dạng hóa sản phẩm du lịch như mô phỏng, tái hiện những giá trị của tài nguyên du lịch, môi trường thực tế ảo… Du khách thì gia tăng khả năng kết nối với điểm đến, thay đổi phương thức du lịch, khả năng trải nghiệm, tiết kiệm chi phí.
“Trong ứng dụng chuyển đổi số nói chung và riêng với phát triển du lịch thông minh thì nguồn nhân lực rất quan trọng. Ngoài cơ sở vật chất, hạ tầng, các nền tảng số thì để vận hành, nguồn nhân lực có vai trò lớn. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghệ số, nền tảng số của Việt Nam có yêu cầu Bộ GD-ĐT cũng như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội điều chỉnh chương trình đào tạo để tạo ra đội ngũ nhân lực có thể tiếp cận được, thích ứng được điều kiện hiện nay về nền tảng số, phát triển du lịch thông minh” – Vụ trưởng nói.
Mê Tâm
Bình luận (0)