Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Du lịch TP.HCM ứng dụng công nghệ truyền thông điểm đến

Tạp Chí Giáo Dục

Bên cnh nhng tour, tuyến du lch mi, vic đy mnh truyn thông đim đến cũng đóng vai trò quan trng trong vic thu hút khách du lch, nht là đi vi khách quc tế. Tuy nhiên, đ vic truyn thông đi vào hiu qu cn phi có kế hoch, chiến lưc và vic kết hp các nn tng mng xã hi cũng là cách tiếp cn mi.


Nhà th Đc Bà là mt trong nhng đa đim đưc ngành du lch TP.HCM đy mnh truyn thông đim đến

Tn dng công ngh

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu (Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM) cho biết, du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, vì thế TP.HCM đang đẩy mạnh xây dựng và củng cố niềm tin của du khách với các điểm đến. Đây là bước đi đầu tiên nhằm cải thiện và nâng cấp ngành du lịch sau đại dịch. Chất lượng và phong thái phục vụ nhất quán được chú trọng. Các doanh nghiệp đẩy mạnh tương tác với khách hàng qua nhiều hình thức, từ trực tiếp đến trực tuyến. Ngoài ra, các hình thức tiếp thị mới, phù hợp với thời đại cũng cần được áp dụng.

Bà Ngọc Hiếu cũng chia sẻ về giải pháp truyền thông trong giai đoạn hậu Covid-19. Theo đó, TP.HCM đã tập trung vào tiếp thị kỹ thuật số với việc tập trung nâng cao chất lượng về nội dung và đẩy mạnh các hoạt động tương tác trên các trang mạng xã hội: Facebook, YouTube, Instagram, thường xuyên đăng tải thông tin mới về hoạt động du lịch thành phố nên lượt truy cập, tương tác, chia sẻ ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng triển khai ứng dụng công nghệ 3D trong thông tin, quảng bá du lịch năm 2022 nhằm tái hiện không gian một phần thành phố từ trên cao, đem đến cho du khách trải nghiệm trực quan, sinh động.

Bàn về tiếp thị điểm đến trong thời đại kỹ thuật số, sự lên ngôi của mạng xã hội, ông Graham Cooke (Chủ tịch kiêm nhà sáng lập tổ chức World Travel Awards) nhấn mạnh, sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch Việt Nam hậu Covid-19 nhờ vào sự lan truyền và phát triển của các nền tảng mạng xã hội lên ngôi: Facebook, TikTok, Instagram, YouTube… Các nền tảng này đã góp phần không nhỏ trong việc quảng bá du lịch Việt Nam, giúp du khách nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận kho nội dung, kinh nghiệm du lịch, vẻ đẹp của điểm đến.

Với số lượng người dùng khổng lồ, các nền tảng là một kênh khai thác khách hàng đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp du lịch. Bên cạnh đó, nền tảng xã hội là nơi cung cấp các kiến thức và xu hướng du lịch nhanh nhất trong thời buổi công nghệ. Các xu hướng du lịch mới lạ, trải nghiệm dịch vụ cao cấp, những món ăn đặc sắc… những điều mạng xã hội mang đến thúc đẩy nhu cầu được trải nghiệm của con người.

Kết hp vi truyn thng

Theo ông Graham Cooke, mạng xã hội mang đến nhiều lợi ích và là kênh tiếp thị điểm đến đang được ưa chuộng. Tuy nhiên, marketing truyền thống có nhiều ưu điểm, góp phần kết nối khách hàng và tiết kiệm; doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng địa phương tại khu vực nhỏ lẻ, đồng thời tạo hiệu quả trong việc quảng bá thương hiệu. Bên cạnh đó, các hình thức tiếp thị truyền thống có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi không có internet. Kênh này cũng được đánh giá về độ tin cậy, khả năng cao khách hàng sẽ sử dụng hoặc mua sản phẩm.

“Thay vì loại bỏ marketing truyền thống chúng ta nên kết hợp song song với tiếp thị online, hỗ trợ cùng phát triển”, ông Graham Cooke gợi ý.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa (Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM) cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm các điểm đến có tăng trưởng cao nhất thế giới với mức tăng trưởng từ 50-75%. Trong đó, TP.HCM là một trong những điểm đến được cộng đồng quốc tế tìm kiếm nhiều nhất, bên cạnh Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hội An…

 “Bên cạnh nỗ lực trong công tác quản trị của các cấp lãnh đạo, cơ quan quản lý du lịch, hiệp hội và doanh nghiệp liên quan, công tác truyền thông điểm đến đóng vai trò quan trọng vào sự tăng trưởng của ngành du lịch”, bà Hoa nhìn nhận.

Bà Hoa cho rằng, trong hai năm dịch phức tạp, các kênh xúc tiến du lịch trực tiếp tại các trạm thông tin hỗ trợ du khách, loạt triển lãm, sự kiện trong và ngoài nước… gặp nhiều khó khăn. Nhiều quốc gia áp dụng chính sách phòng dịch dẫn đến du lịch bị “đóng băng”. Đây là lúc du lịch TP.HCM chuyển trọng tâm từ quảng bá sản phẩm, dịch vụ sang quảng bá duy trì hình ảnh điểm đến nhằm giữ mối liên hệ với du khách trong nước lẫn quốc tế, đồng thời tạo bước đệm sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi khi Covid-19 được kiểm soát.


ng dng công ngh giúp khách du lch tìm hiu đi du lch d dàng

Bà Nguyn Th Ánh Hoa (Giám đc S Du lch TP.HCM) cho biết, t đu năm 2022 đến nay, Vit Nam liên tc nm trong nhóm các đim đến có tăng trưng cao nht thế gii vi mc tăng trưng t 50-75%. Trong đó, TP.HCM là mt trong nhng đim đến đưc cng đng quc tế tìm kiếm nhiu nht, bên cnh Hà Ni, Đà Nng, Phú Quc, Hi An…

Dù mạng xã hội bùng nổ và phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn không thể thay thế được các phương tiện thông tin đại chúng. Đây được xem như kênh truyền thông chính thống ngành du lịch thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện.

Theo thống kê của Sở Du lịch TP.HCM, từ năm 2020 đến nay đã có gần 2.000 bài viết thông tin về những hoạt động, chương trình sự kiện thường niên của ngành du lịch thành phố. Trong đó, Sở Du lịch chủ động cung cấp thông tin và hình ảnh cho gần 500 lượt phóng viên báo, đài phụ trách chuyên đề du lịch; Ban Giám đốc sở trực tiếp trả lời 132 lượt phỏng vấn, talkshow của các báo, đài tại TP.HCM và các tỉnh, thành trong cả nước.

Ngoài kênh truyền thông chủ đạo trên, ngành du lịch còn sử dụng nhiều kênh khác để truyền thông về hoạt động du lịch. Trong đó có thể kể đến kênh truyền thông trên các phương tiện công cộng, bao gồm banner quảng cáo trên các tuyến đường cao tốc, sân bay, đường nội thành, biển quảng cáo điện tử, LCD tại thang máy, tòa nhà cao ốc, sân bay; phối hợp với các công ty lữ hành, đơn vị vận chuyển, nhà hàng, điểm tham quan… chiếu video clip Hello Ho Chi Minh City tại những nơi du khách dễ dàng tiếp cận.

Song song đó, Sở Du lịch TP.HCM còn chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành trong việc tổ chức các sự kiện văn hóa, chính trị, thể dục thể thao… xem đây là cơ hội để quảng bá du lịch thành phố cũng như tạo thêm nhiều kênh để truyền thông thu hút sự quan tâm của cộng đồng dư luận.

Kiu Khánh

Bình luận (0)