Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Dữ liệu của ngành giáo dục phải được sử dụng hai chiều

Tạp Chí Giáo Dục

“D liu ca ngành giáo dc phi đưc thông sut và s dng hai chiu. Các s GD-ĐT phi đưc s dng, khai thác d liu chung ca b”, đó là nhn mnh ca Th trưng B GD-ĐT Hoàng Minh Sơn ti Hi ngh công tác văn phòng và truyn thông khi các s GD-ĐT năm 2023, din ra va qua ti TP.Đà Nng.


Theo Th trưng B GD-ĐT Hoàng Minh Sơn d liu ca ngành giáo dc phi đưc s dng hai chiu

Mng lưi, đi ngũ truyn thông đưc m rng

Phó Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Cừ cho biết, năm học 2022-2023, Văn phòng bộ và văn phòng các sở GD-ĐT đã phát huy vai trò quan trọng trong tham mưu, thực hiện nhiệm vụ, góp phần tích cực cho hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo bộ và các sở.

Văn phòng các sở đã hỗ trợ các đơn vị, phòng ban chuyên môn và các trường tại địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch năm học, bảo đảm các hoạt động hiệu quả, tạo đồng thuận xã hội về các chủ trương, chính sách mới của ngành. Việc tổ chức, triển khai công tác cải cách hành chính của văn phòng các sở đạt được nhiều kết quả nổi bật, được các tỉnh/thành phố ghi nhận, đánh giá cao. Công tác phối hợp, tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông được triển khai nhịp nhàng, thông suốt. Mạng lưới, đội ngũ truyền thông được mở rộng; cách thức tiếp cận, hình thức tổ chức truyền thông được triển khai đa dạng, đạt được nhiều kết quả tốt. Qua đó, tạo niềm tin của xã hội đối với các hoạt động của ngành.


Tng hoa chúc mng tân Chánh văn phòng các s

Tuy nhiên, công tác tham mưu đôn đốc thực hiện nhiệm vụ ở một số văn phòng sở chưa quyết liệt, còn tình trạng nhiệm vụ chậm hoàn thành theo kế hoạch, ảnh hưởng đến tiến độ báo cáo nhiệm vụ về bộ. Công tác báo cáo có khối lượng lớn, nhiều văn bản cần xử lý gấp đã ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ trong công tác tổng hợp, tham mưu thực hiện nhiệm vụ. Nhiều báo cáo định kỳ của các sở GD-ĐT còn chưa phản ánh được đầy đủ tồn tại, hạn chế của GD-ĐT địa phương, đặc biệt là những bức xúc, vấn đề tiêu cực xảy ra tại cơ sở giáo dục mà nhân dân, dư luận bức xúc.

Hạ tầng kỹ thuật công nghệ tại một số đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu đề ra do kinh phí hạn hẹp, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hiện đại hóa hành chính. Bên cạnh đó, công tác văn phòng có tính đặc thù nên đội ngũ cán bộ, công chức ít được đi thực tế tại các cơ sở giáo dục, công tác tổng hợp chủ yếu qua chế độ báo cáo. Mặt khác, việc tuyển dụng, bổ sung nhân sự công tác tại khối văn phòng gặp không ít khó khăn do khối lượng công việc lớn nhưng thu nhập còn hạn chế.

D liu đm bo tiêu chí “đúng – đ – sch – sng”

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đánh giá, công tác văn phòng những năm qua có nhiều đổi mới, từ công tác tổng hợp, báo cáo, thống kê, tham mưu cho công tác chỉ đạo, lãnh đạo của sở, báo cáo với bộ và đóng góp cho toàn ngành. Đặc biệt, công tác truyền thông, truyền thông chính sách, kết quả trong thực tế, người tốt việc tốt… được quan tâm và đã có nhiều đổi mới quan trọng.

Về công tác cải cách hành chính, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, đã được đẩy mạnh và gắn liền với chuyển đổi số, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Đề án 131 mà Bộ GD-ĐT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, ở một số địa phương, công tác tổng hợp, báo cáo, cập nhật dữ liệu vẫn còn chậm, muộn. Vẫn có quan điểm cho rằng dữ liệu từ các sở chuyển lên bộ chỉ là báo cáo để thống kê. Thực chất dữ liệu bây giờ không chỉ là báo cáo, thống kê mà cần dữ liệu để phân tích, từ đó có những nhận định về tình hình thực tiễn để có những chỉ đạo, điều hành. Vì vậy, dữ liệu rất quan trọng.


Các đi biu tham d hi ngh

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, để dữ liệu ngành giáo dục đảm bảo các tiêu chí “đúng – đủ – sạch – sống” thì dữ liệu phải được thông suốt và sử dụng hai chiều. Các sở GD-ĐT phải được sử dụng, khai thác dữ liệu chung của bộ. Trong cùng hệ thống ngành dọc thì việc sử dụng dữ liệu chung sẽ thuận lợi, nhưng việc chia sẻ dữ liệu giữa các sở, ngành trong cùng một địa phương, giữa các bộ vẫn chưa được khai thác tốt.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhìn nhận, công tác truyền thông đã có nhiều đổi mới và tiến bộ. Tuy nhiên, cách làm của một số sở GD-ĐT còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa hướng đến đối tượng và thiếu tính mục tiêu. “Chúng ta đừng nên chỉ chú trọng đưa tin, bài về các hoạt động của ngành mà còn phải hướng đến truyền thông cho các sở, ngành khác tại địa phương, đoàn đại biểu Quốc hội địa phương nắm được thực trạng, những khó khăn, kết quả đạt được của giáo dục địa phương chưa?” – Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nêu vấn đề. 

Bà Đặng Thị Oanh – Phó Cục trưởng Cục CNTT cho biết: Chuyển đổi số được coi là một đột phá chiến lược của ngành giáo dục, bao gồm nhiều nhiệm vụ và giải pháp toàn diện đã được đưa ra trong Đề án 131 về tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GD-ĐT giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT tiếp tục nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra trong Đề án 06, cụ thể là: Tiếp tục hoàn thiện các hệ thống phần mềm theo hướng đơn giản hóa, thuận tiện, chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh và cơ sở giáo dục trong việc thực hiện các thao tác trên hệ thống; Hỗ trợ địa phương trong việc kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác tuyển sinh đầu cấp; Tiếp tục mở rộng, khai thác, ứng dụng tối đa thông tin/dữ liệu được chia sẻ từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ các mặt công tác khác của ngành.

Mới đây, trong khảo sát của Ban Tuyên giáo về đổi mới giáo dục phổ thông, có thông tin về giá sách giáo khoa chương trình mới có phù hợp hay không. Trong đó, có khoảng 28% thầy cô giáo cho rằng không phù hợp, thế nhưng, khoảng 63% phụ huynh được hỏi lại cho rằng giá sách giáo khoa như thế là hợp lý. Ngành giáo dục các địa phương có được số liệu này hay không? Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, truyền thông chính sách không phải chỉ để định hướng cho học sinh, cho gia đình mà còn là truyền thông của ngành đối với các ngành khác, với các cấp lãnh đạo…

Về đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn phòng, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, đó là đẩy mạnh chuyển đổi số, lấy dữ liệu làm trung tâm của hoạt động và là trung tâm của mọi đề nghị. Dữ liệu của ngành GD-ĐT phải được liên thông và kết nối, được sử dụng hai chiều và cần phải có quy chế để thực hiện điều này. Chuyển đổi số phải lấy phục vụ lợi ích của người dân, lấy người học, nhà giáo, người dân là trung tâm.

Vĩnh Yên

 

 

 

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)