Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Giáo dục đại học.
Tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Một trong những nội dung căn bản của dự án Luật giáo dục đại học được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) cho ý kiến sáng 30-9 chính là việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học. Đây cũng là một yêu cầu khách quan, tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của GDĐH hiện nay.
Một trong những nội dung căn bản của dự án Luật giáo dục đại học được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) cho ý kiến sáng 30-9 chính là việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học. Đây cũng là một yêu cầu khách quan, tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của GDĐH hiện nay.
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng 2 vào Trường đại học Tôn Đức Thắng (TP.HCM) – Ảnh:TT |
GS.TS Đào Trọng Thi, chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, cho biết theo quan điểm của ủy ban, luật cần thể hiện rõ tư tưởng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học một cách mạnh mẽ, triệt để theo hướng xác định rõ những nội dung được tự chủ về chuyên môn và về kế hoạch – tài chính, tổ chức – cán bộ.
Đồng thời, cần phải quy định cơ chế kiểm tra và chế tài xử lý vi phạm các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tự chủ và cam kết trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học trước xã hội và trước pháp luật khi được trao quyền tự chủ.
GS Thi phân tích: “Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm được trao cho cơ sở giáo dục đại học chứ không phải cá nhân người đứng đầu nhà trường (hiệu trưởng). Mặt khác, việc tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học đòi hỏi phải có cơ chế hữu hiệu để thực hiện kiểm soát quyền lực và giám sát toàn diện hoạt động điều hành của người đứng đầu nhà trường, tránh tình trạng độc đoán, mất dân chủ.
Vì vậy việc quy định có hội đồng trường là cần thiết”. Nhằm tránh thương mại hóa giáo dục, ủy ban cho rằng cần quy định rõ tiêu chí về cơ sở giáo dục phi lợi nhuận và cơ sở giáo dục có lợi nhuận hợp lý, trong đó đặc biệt làm rõ vấn đề tài sản được chia và tài sản không được chia.
Theo Bộ trưởng Bộ GD Phạm Vũ Luận: ở VN cơ chế hội đồng trường ít phát huy hiệu quả, nhiều trường cho rằng không cần thiết, vì vậy tuy luật hiện hành đã quy định nhưng đến nay chỉ 10/188 trường thành lập hội đồng nhà trường.
Bộ trưởng Luận lo lắng: “Các trường ĐH phương Tây phải có Hội đồng trường thì bản chất các trường ĐH phương Tây tự chủ rất cao. Bên đó, các trường ĐH không có cơ quan chủ quản nào ở bên trên cả. Còn trường ĐH công lập của chúng ta đều có cơ quan chủ quản và trong các nhà trường đều có Đảng bộ và tổ chức chính trị khác mà họ không có.
Nếu chúng ta đặt vấn đề như vậy theo hướng của nước ngoài như vậy không ổn. Do vậy, đề nghị Ban thường vụ Quốc hội cân nhắc và nếu muốn đưa ra thì để vấn đề này ở văn bản tầm Chính phủ để có gì đó điều chỉnh linh hoạt hơn chứ Bộ không có ý bỏ Hội đồng trường”.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: “Muốn tự chủ thì phải có hội đồng, tự chủ thì mới cạnh tranh được, mới kiểm định và xác định xem tôi khỏe hay anh khỏe được. Muốn kiểm định thì Nhà nước phải đưa ra chuẩn để công bố toàn quốc, trên cơ sở đó có thể Nhà nước tiến hành kiểm định”.
Trao quyền tự chủ trong công tác tuyển sinh
Theo ghi nhận từ Dân trí, GS Đào Trọng Thi đề nghị cần: “Trao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn cho các cơ sở GDĐH trong công tác tuyển sinh.
Cụ thể, các cơ sở GDĐH được tự chủ, tự chịu trách nhiệm quyết định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở các tiêu chí, điều kiện do Bộ GD-ĐT quy định; giao cho các cơ sở GDĐH có đủ năng lực, kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh được tự chủ, tự chịu trách nhiệm lựa chọn phương thức, thời gian và tổ chức tuyển sinh theo các quy định chung của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Đề nghị, bổ sung chế tài nghiêm khắc đối với những vi phạm trong lĩnh vực tuyển sinh không đúng với các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo”.
GV giảng dạy ĐH phải có bằng thạc sĩ trở lên
Về tiêu chuẩn giảng viên (GD), theo Dự thảo luật, trình độ chuẩn của GV ĐH là có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Dân trí, GS Đào Trọng Thi không đồng tình với dự thảo luật về vấn đề này. Ông cho biết: “Trình độ GV phải cao hơn trình độ đào tạo, cụ thể để giảng dạy trình độ cao đẳng, GV ít nhất phải có bằng đại học, còn để giảng dạy trình độ đại học thì GV phải có trình độ sau đại học đối với các môn học lý thuyết, chuyên ngành.
Do đó, đề nghị quy định trình độ chuẩn của GV giảng dạy trình độ đại học phải có bằng thạc sĩ trở lên. Đối với những cơ sở GDĐH mới thành lập hoặc ở địa bàn khó khăn thì có thể cho phép tạm tuyển dụng một tỷ lệ nhất định người có trình độ tương đương trình độ đào tạo làm GV với điều kiện sau một thời gian nhất định phải đạt trình độ chuẩn”.
GS Thi phân tích: “Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm được trao cho cơ sở giáo dục đại học chứ không phải cá nhân người đứng đầu nhà trường (hiệu trưởng). Mặt khác, việc tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học đòi hỏi phải có cơ chế hữu hiệu để thực hiện kiểm soát quyền lực và giám sát toàn diện hoạt động điều hành của người đứng đầu nhà trường, tránh tình trạng độc đoán, mất dân chủ.
Vì vậy việc quy định có hội đồng trường là cần thiết”. Nhằm tránh thương mại hóa giáo dục, ủy ban cho rằng cần quy định rõ tiêu chí về cơ sở giáo dục phi lợi nhuận và cơ sở giáo dục có lợi nhuận hợp lý, trong đó đặc biệt làm rõ vấn đề tài sản được chia và tài sản không được chia.
Theo Bộ trưởng Bộ GD Phạm Vũ Luận: ở VN cơ chế hội đồng trường ít phát huy hiệu quả, nhiều trường cho rằng không cần thiết, vì vậy tuy luật hiện hành đã quy định nhưng đến nay chỉ 10/188 trường thành lập hội đồng nhà trường.
Bộ trưởng Luận lo lắng: “Các trường ĐH phương Tây phải có Hội đồng trường thì bản chất các trường ĐH phương Tây tự chủ rất cao. Bên đó, các trường ĐH không có cơ quan chủ quản nào ở bên trên cả. Còn trường ĐH công lập của chúng ta đều có cơ quan chủ quản và trong các nhà trường đều có Đảng bộ và tổ chức chính trị khác mà họ không có.
Nếu chúng ta đặt vấn đề như vậy theo hướng của nước ngoài như vậy không ổn. Do vậy, đề nghị Ban thường vụ Quốc hội cân nhắc và nếu muốn đưa ra thì để vấn đề này ở văn bản tầm Chính phủ để có gì đó điều chỉnh linh hoạt hơn chứ Bộ không có ý bỏ Hội đồng trường”.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: “Muốn tự chủ thì phải có hội đồng, tự chủ thì mới cạnh tranh được, mới kiểm định và xác định xem tôi khỏe hay anh khỏe được. Muốn kiểm định thì Nhà nước phải đưa ra chuẩn để công bố toàn quốc, trên cơ sở đó có thể Nhà nước tiến hành kiểm định”.
Trao quyền tự chủ trong công tác tuyển sinh
Theo ghi nhận từ Dân trí, GS Đào Trọng Thi đề nghị cần: “Trao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn cho các cơ sở GDĐH trong công tác tuyển sinh.
Cụ thể, các cơ sở GDĐH được tự chủ, tự chịu trách nhiệm quyết định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở các tiêu chí, điều kiện do Bộ GD-ĐT quy định; giao cho các cơ sở GDĐH có đủ năng lực, kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh được tự chủ, tự chịu trách nhiệm lựa chọn phương thức, thời gian và tổ chức tuyển sinh theo các quy định chung của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Đề nghị, bổ sung chế tài nghiêm khắc đối với những vi phạm trong lĩnh vực tuyển sinh không đúng với các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo”.
GV giảng dạy ĐH phải có bằng thạc sĩ trở lên
Về tiêu chuẩn giảng viên (GD), theo Dự thảo luật, trình độ chuẩn của GV ĐH là có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Dân trí, GS Đào Trọng Thi không đồng tình với dự thảo luật về vấn đề này. Ông cho biết: “Trình độ GV phải cao hơn trình độ đào tạo, cụ thể để giảng dạy trình độ cao đẳng, GV ít nhất phải có bằng đại học, còn để giảng dạy trình độ đại học thì GV phải có trình độ sau đại học đối với các môn học lý thuyết, chuyên ngành.
Do đó, đề nghị quy định trình độ chuẩn của GV giảng dạy trình độ đại học phải có bằng thạc sĩ trở lên. Đối với những cơ sở GDĐH mới thành lập hoặc ở địa bàn khó khăn thì có thể cho phép tạm tuyển dụng một tỷ lệ nhất định người có trình độ tương đương trình độ đào tạo làm GV với điều kiện sau một thời gian nhất định phải đạt trình độ chuẩn”.
Theo Hải Hà
(GDVN)
(GDVN)
Bình luận (0)