Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Dự thảo Luật Nhà giáo, những tín hiệu tích cực

Tạp Chí Giáo Dục

D tho Lut Nhà giáo gm 9 chương, 71 điu đang đưc B GD-ĐT ly ý kiến rng rãi đến hết ngày 13-7-2024. Đây là s kin đưc giáo gii cc h hi đón nhn, mong Lut Nhà giáo sm đưc ban hành, to cơ s pháp lut cht ch và toàn din đ tôn vinh nhà giáo, bo v quyn, li ích hp pháp, chính đáng ca nhà giáo, to đng lc cho ngưi dy và ngưi hc.


Theo tác gi, D tho Lut Nhà giáo đưc thông qua không nhng đáp ng đưc s k vng ca đi ngũ giáo gii c nưc mà còn góp phn to ln trong vic phát trin s nghip giáo dc nưc nhà trưc tình hình mi (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Ngành giáo dc có hơn 1,6 triu lao đng

Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Điều 61). Trong đó, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục là đội ngũ nhà giáo. Biên chế sự nghiệp hiện tại của ngành giáo dục gồm hơn 1,6 triệu lao động, chiếm khoảng 70% tổng biên chế sự nghiệp của cả nước; đây là lực lượng đông đảo nhất trong tổng số công chức, viên chức của tất cả các ngành, lĩnh vực, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước.

Trước tình hình đã có nhiều văn bản quy định trực tiếp hoặc liên quan đến đội ngũ nhà giáo được ban hành trong hơn 10 năm gần đây, nhưng qua thực tế thi hành chưa đáp ứng được đặc trưng cơ bản của nhà giáo và nghề dạy học, việc Dự thảo Luật Nhà giáo được thông qua, Luật Nhà giáo được ban hành với nhiều điều luật tích cực, sẽ luật hóa các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà giáo. Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo luật này áp dụng cho các đối tượng bao gồm nhà giáo trong các cơ sở giáo dục theo quy định tại Luật Giáo dục; cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân có liên quan (Điều 2). Với 5 chính sách đã được thiết kế trong Dự thảo Luật Nhà giáo gồm: Định danh nhà giáo/ Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo/ Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo/ Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo/ Quản lý Nhà nước về nhà giáo, nhiều vấn đề căn cơ, trăn trở về nghề giáo được đề xuất tháo gỡ trong dự luật này.

Lut hóa đ bo đm chế đ đãi ng nhà giáo

Trước hết, lương giáo viên được đề xuất xếp ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, và được tôn vinh, đãi ngộ nhằm mục đích thu hút nhân tài vào ngành giáo dục. Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất tiền lương và các chính sách theo lương của các nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục tự chủ không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục chưa tự chủ và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ (Điều 40). Dự thảo luật đã làm rõ đặc trưng hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo khác với viên chức nói chung để họ có các quyền hoạt động chuyên môn trong và ngoài trường, được quyền thực hiện các hoạt động giáo dục và được bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm, thân thể theo quy định của luật (Điều 8, 9).

Theo dự thảo, Nhà nước có chính sách hỗ trợ nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở vùng khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, dạy trẻ khuyết tật, dạy tiếng dân tộc thiểu số, dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số, dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật. Đồng thời, có chính sách thu hút đối với người tài để trở thành nhà giáo (Điều 41). Đáng chú ý, dự thảo luật đưa ra chính sách thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, các xã đảo, hải đảo, xã biên giới… Chính sách ưu đãi gồm ưu tiên tuyển dụng, nhà công vụ, chế độ phụ cấp, trợ cấp, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ nhà giáo và thân nhân nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài các quy định chung về chính sách hỗ trợ nhà giáo, Nhà nước khuyến khích địa phương ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ nhà giáo; cơ sở giáo dục hỗ trợ nhà giáo thông qua quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo (Điều 42, 43). Ngoài ra, nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực đặc biệt sẽ được hưởng chế độ đặc thù; giáo viên mầm non được hưởng chế độ nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi (Điều 46).

Ngành giáo dc ch trì tuyn dng nhà giáo

Dự thảo luật nêu thẩm quyền tuyển dụng giáo viên sẽ do cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp của cơ sở đó chịu trách nhiệm, căn cứ vào đề án vị trí việc làm; chuẩn nhà giáo; chương trình giáo dục, đào tạo; quỹ tiền lương nhằm bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu nhà giáo giảng dạy, giáo dục, với 5 nguyên tắc tuyển dụng nhà giáo, gồm: “Bảo đảm công khai, công bằng, khách quan và đúng quy định của pháp luật. Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Bảo đảm tính cạnh tranh. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, chuẩn nhà giáo, chức danh nhà giáo. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người tình nguyện làm việc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ và các đối tượng chính sách khác” (Điều 19).

Về thẩm quyền và phương thức tuyển dụng, dự luật nêu: Đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: do cơ sở giáo dục trực tiếp tuyển dụng nhà giáo theo nghị quyết của hội đồng trường hoặc hội đồng đại học ban hành. Đối với các cơ sở giáo dục công lập khác, do cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp của cơ sở đó chịu trách nhiệm tuyển dụng nhà giáo. Tuyển dụng nhà giáo được thực hiện thông qua phương thức xét hồ sơ và thực hành sư phạm để đánh giá phẩm chất, năng lực theo chuẩn nhà giáo (Điều 21).

Rõ ràng, nếu dự luật này được thông qua, việc tuyển dụng nhà giáo sẽ có những thay đổi đáng kể khi giao cho ngành GD-ĐT chủ trì tuyển dụng thay vì chính quyền địa phương và ngành nội vụ như hiện nay, mà ngành giáo dục không có thẩm quyền chính trong tuyển dụng giáo viên, chỉ giữ vai trò kiến nghị, đề xuất.

Nhà giáo đưc cp chng ch hành ngh

Quy định về chứng chỉ hành nghề đã được đưa vào Dự thảo Luật Nhà giáo. Theo đó, chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo có giá trị sử dụng trong toàn quốc và quốc gia khác theo chương trình hợp tác quốc tế với Việt Nam. Mỗi nhà giáo được cấp một hoặc hơn một chứng chỉ hành nghề. Thẩm quyền cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề thuộc Bộ GD-ĐT, cơ quan ngang bộ, các Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TB&XH (Điều 16, 17). Dự thảo luật quy định hơn 1,6 triệu nhà giáo đương nhiệm (giáo viên công lập – ngoài công lập, giáo viên nghỉ hưu), nếu có nhu cầu, sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề miễn phí mà không phải trải qua bất kỳ thủ tục kiểm tra, sát hạch nào (Điều 15). Chứng chỉ này sẽ bị thu hồi khi nhà giáo không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tục, hoặc bị buộc thôi việc, sa thải (Điều 17).

Đội ngũ nhà giáo nước nhà tin tưởng rằng, Dự thảo Luật Nhà giáo được thông qua và Luật Nhà giáo được ban hành, với những điều luật tích cực, không những đáp ứng được sự kỳ vọng của đội ngũ giáo giới cả nước, mà còn góp phần to lớn trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục nước nhà trước tình hình mới, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.

Luật gia Đ Thành Dương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)