Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Bộ GD-ĐT cần có lộ trình chuẩn bị ngay từ bây giờ

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu nhà giáo đánh giá d tho thi tt nghip THPT t năm 2025 va đưc B GD-ĐT ban hành đ ly ý kiến rng rãi khá sát vi chương trình mi, song đ ngh B GD-ĐT cn quan tâm hơn na đến nhiu vn đ khác.


Nhiu nhà giáo đánh giá d tho thi tt nghip THPT t năm 2025 khá phù hp vi mc tiêu Chương trình giáo dc ph thông 2018 (nh minh ha)

Cn tính toán k khi đưa lch s vào k thi

Theo dự thảo, từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ gồm 6 môn học, bao gồm 4 môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ, lịch sử cùng 2 môn lựa chọn. Học sinh chọn 2 môn tự chọn ở bậc THPT gồm: Vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ. Cô Trần Thị Thơm (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tenlơman (Q.1, TP.HCM) đánh giá, dự thảo thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 khá sát với Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 ở bậc THPT mà học sinh được học. Trong đó, học sinh thi 4 môn bắt buộc cùng 2 môn lựa chọn trong nhóm các môn lựa chọn. Tuy nhiên, cô Thơm băn khoăn về yếu tố định hướng nghề nghiệp trong kỳ thi để bám sát với mục tiêu định hướng nghề nghiệp trong chương trình. “Bộ GD-ĐT cần tính toán, làm rõ hơn nữa mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, làm sao nêu bật được yếu tố định hướng nghề nghiệp cho học sinh phù hợp với cách thức lựa chọn nhóm môn học lựa chọn của học sinh”, cô Thơm kiến nghị.

Thầy Nguyễn Viết Đăng Du (Tổ trưởng Tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM) nhìn nhận, khi môn lịch sử đã được quy định là môn học bắt buộc trong Chương trình GDPT 2018 thì việc đưa vào môn thi bắt buộc là hợp lý. Việc tổ chức thi nhằm đánh giá được học sinh thẩm thấu những gì về môn học, đồng thời cũng tạo áp lực để các em phải chuyên tâm học sử. Tuy nhiên, theo thầy Du, việc ra đề thi cần nhẹ nhàng, duy trì hình thức trắc nghiệm, không đặt nặng việc ghi nhớ kiến thức, số liệu. Đề thi cần đúng nghĩa là công nhận tốt nghiệp chứ không nên gây áp lực cho những học sinh không lựa chọn ngành nghề đào tạo liên quan đến môn sử ở bậc ĐH.

Trong khi đó, hiệu trưởng một trường THPT trên địa bàn TP.HCM nêu quan điểm, việc đưa môn lịch sử vào môn thi tốt nghiệp THPT cần phải có sự tính toán kỹ. Hiện nay, môn lịch sử đã được đưa vào giảng dạy là môn học bắt buộc ở bậc THPT trong Chương trình GDPT 2018. Như vậy, nếu tiếp tục được đưa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT vô tình khiến học sinh nặng nề, áp lực và nếu không làm rõ được khối lượng kiến thức trong đề thi sẽ càng đặt thêm gánh nặng cho học sinh. “Khi Chương trình GDPT 2018 đã thay đổi cách tiếp cận môn lịch sử, nếu lịch sử trở thành môn thi thì cần thiết kế, đổi mới đề thi theo hướng không nặng nề về lý thuyết mà nhẹ nhàng, bám sát với việc đổi mới chương trình. Về điều này Bộ GD-ĐT cần  đánh giá quá trình giảng dạy môn lịch sử ở 3 năm THPT khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 để thiết kế ngân hàng câu hỏi phù hợp. Ngược lại, có thể không đưa môn lịch sử vào kỳ thi tốt nghiệp, thay vào đó đưa thêm 1 môn học lựa chọn thành môn thi để gia tăng thêm yếu tố định hướng nghề nghiệp cho học sinh”, vị hiệu trưởng góp ý.

Quan tâm đến ngân hàng câu hi phù hp vi đnh hưng đánh giá năng lc

Đánh giá tác động của phương án thi nêu ra trong dự thảo, Bộ GD-ĐT cho biết, về ưu điểm, tác động tích cực: Kế thừa kết quả thực hiện của giai đoạn trước, thực hiện hiệu quả lộ trình đổi mới thi/tuyển sinh theo đúng Nghị quyết 29-NQ/TW. Bảo đảm phân cấp, tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tăng tính chủ động trong tổ chức dạy học và thi, kiểm tra, đánh giá phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018; bảo đảm độ tin cậy của kết quả thi để khai thác, sử dụng cho các mục đích khác nhau. Việc tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT gọn nhẹ, thiết thực, hiệu quả, bảo đảm đánh giá được năng lực của học sinh theo chuẩn đầu ra của Chương trình GDPT 2018. Phương thức tổ chức thi chung đề, chung đợt đối với các môn học bắt buộc, môn học lựa chọn trong số các môn học sinh đã chọn học ở bậc THPT đáp ứng được yêu cầu của Chương trình GDPT 2018, phù hợp với cách thức chọn môn học lựa chọn, bảo đảm đánh giá được các năng lực cốt lõi cơ bản, thiết yếu và năng lực sở trường phù hợp với định hướng nghề nghiệp ở bậc học THPT. Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, để phù hợp với Chương trình GDPT 2018, ngân hàng câu hỏi thi tốt nghiệp từ năm 2025 cho tất cả các môn phải được làm mới hoàn toàn theo định hướng đánh giá năng lực. Bộ GD-ĐT cần phải chuẩn bị ngân hàng câu hỏi thi rất lớn cho các môn, bao gồm: Toán, ngữ văn, ngoại ngữ 1 (gồm 7 ngoại ngữ khác nhau), lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, vật lý, hóa học, sinh học, công nghệ, tin học. Trong đó, có 3 môn giáo dục kinh tế và pháp luật, công nghệ và tin học lần đầu tiên được xây dựng ngân hàng câu hỏi thi.


Yếu t then cht là ngân hàng câu hi trong k thi tt nghip THPT t năm 2025 phi bám sát theo hưng đánh giá năng lc hc sinh (nh minh ha)

Bên cạnh đó, đến năm 2024 mới có sách giáo khoa lớp 12 với nhiều bộ sách khác nhau nên công tác chuẩn bị ngân hàng câu hỏi thi sẽ gặp áp lực về thời gian. Cần phải huy động nguồn lực lớn để ứng dụng mạnh công nghệ thông tin, tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi trong tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Các điều kiện triển khai Chương trình GDPT 2018 đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện theo sự tiến bộ của người học, bảo đảm nhu cầu học tập suốt đời phù hợp với hội nhập quốc tế chưa đồng đều giữa các địa phương, cần tiếp tục hoàn thiện để thực sự đồng bộ và hệ thống, bảo đảm là điều kiện để thi, kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng. Bên cạnh đó, cần phải tiếp tục hoàn thiện chính sách để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa cấp bộ, cấp địa phương và cấp trường trong thi, kiểm tra đánh giá.

Hiệu trưởng một trường THPT tại Q.1 (TP.HCM) nhấn mạnh, ngân hàng câu hỏi ở các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ là yếu tố then chốt để đánh giá học sinh theo đúng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Như vậy, đây sẽ là khâu quan trọng nhất khi tổ chức kỳ thi bám sát với mục tiêu Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT. Do vậy, Bộ GD-ĐT cần có lộ trình chuẩn bị ngay từ bây giờ.

Bài, ảnh: Đ Yến

Bình luận (0)