Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Dự tính trước điểm thi để điều chỉnh nguyện vọng

Tạp Chí Giáo Dục

Theo đánh giá ca nhiu giáo viên, đ thi tt nghip THPT đt 1 năm 2021 va sc vi hc sinh, phù hp tình hình dch bnh. Tuy nhiên, đ thi vn mang tính phân hóa rõ rt, đm bo 2 mc tiêu là xét tt nghip và xét tuyn vào ĐH.


Hc sinh thi tt nghip THPT đt 1 ti TP.HCM

Sau kỳ thi, học sinh nên tính toán mức điểm các bài thi của mình, cân nhắc và xem xét thật kỹ để chuẩn bị cho việc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển.

Đ thi va sc, ph đim d báo 6-7

Ở môn ngữ văn, thầy Nguyễn Văn Đúng (giáo viên ngữ văn Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1) cho biết đề thi bám sát cấu trúc đề tham khảo mà Bộ GD-ĐT đã công bố trước đây. Trong tình hình dịch bệnh, khi việc học và ôn tập của học sinh bị ảnh hưởng nhiều, đề thi cũng có nhiều điểm sáng “chia khó” với các em. “Phần Đọc hiểu trong đề thi không khó, vừa sức với học sinh, kể cả học sinh trung bình, khá. Bộ GD-ĐT không ra câu hỏi yêu cầu về biện pháp tu từ và tác dụng/hiệu quả thì học sinh ít bị mất điểm. Trong phần Nghị luận xã hội, câu lệnh yêu cầu quá rõ ràng, vấn đề dễ dàng viết được, lại rơi vào phần trọng tâm mà giáo viên đã nhiều lần nhấn mạnh học sinh chú ý, đặc biệt với bối cảnh xã hội hiện nay. Dẫn chứng các em dễ dàng lấy được. Luận điểm yêu cầu của đề tích cực và có tác động lớn đối với học sinh và xã hội, các em dễ dàng lấy 1,25 – 1,5 điểm. Đối với phần Nghị luận văn học, yêu cầu cũng rõ ràng, học sinh dễ định hướng. Đoạn văn không quá dài”, thầy Đúng phân tích. Dù “chia khó” với học sinh, song thầy Đúng cho biết đề thi vẫn mang tính phân hóa dành cho học sinh khá, giỏi khi đòi hỏi các em phải nêu được dẫn chứng, bài học hành động rõ ràng cụ thể, thậm chí thiếu giải thích “sống cống hiến” là gì trong phần Nghị luận xã hội. Còn phần Nghị luận văn học, học sinh cần phải đánh giá được đoạn thơ, từ đó nhận xét về vẻ đẹp nữ tính. “Phổ điểm của đề thi năm nay sẽ rơi vào 6-7. Đề phân hóa được học sinh, đảm bảo đúng tiêu chí vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển ĐH, CĐ”, thầy Đúng nói. Tương tự, ở môn toán, cô Nguyễn Phương Tâm (giáo viên toán Trường THPT Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận) cho hay đề thi năm nay khá nhẹ nhàng, vừa sức với học sinh. Đề gồm 50 câu thì 40 câu đầu rất đơn giản, chỉ 10 câu cuối mang tính phân hóa ở mức vận dụng và vận dụng cao. Để đạt được điểm 5-6, học sinh chỉ cần học thuộc bài, nhớ bài. Và để đạt 6-7 điểm, học sinh cần biết vận dụng thêm 1 bậc kiến thức, biết áp dụng một số công thức đơn giản. Mức độ vận dụng từ 7-8 điểm đòi hỏi học sinh tư duy phải cao hơn một chút. 5 câu cuối trong đề là những câu vận dụng cao phân hóa rõ rệt học sinh, giúp các trường ĐH có thể xét tuyển được học sinh giỏi, xuất sắc. “Phổ điểm đề thi năm nay có thể dao động từ 6-7, thậm chí lên 8 điểm. Trong bối cảnh dịch bệnh, khi học sinh ôn tập trực tuyến quá nhiều, đề thi giúp các em đỡ áp lực về mặt học tập, giảm kiến thức hàn lâm, vừa nhẹ nhàng nhưng vẫn phân hóa đảm bảo 2 mục tiêu: xét tốt nghiệp và xét ĐH, CĐ”, cô Tâm cho biết.

Nhận định về môn ngoại ngữ, ThS. Đặng Thanh Huân (giáo viên tiếng Anh Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4) cho biết cấu trúc và ma trận đề thi bám sát theo đề tham khảo của Bộ GD-ĐT. Về phần ngữ pháp, chủ điểm nội dung các câu hỏi hoàn toàn giống nội dung đề tham khảo nên khá dễ. Phần đọc hiểu, các dạng câu hỏi đều quen thuộc, đã xuất hiện trong đề tham khảo, không có dạng câu hỏi mới lạ. Về từ vựng, không xuất hiện nhiều từ vựng khó. “Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên học sinh phải học online, nhưng nếu các em ôn tập theo sát đề tham khảo thì dễ dàng đạt điểm trung bình. Tuy nhiên, phần đọc hiểu và từ vựng là phần mà học sinh trung bình, yếu sẽ khó thành công và cũng là phần để phân loại học sinh, giúp các trường ĐH có cơ sở để tuyển được sinh viên phù hợp và đủ năng lực. Dự đoán điểm xét tuyển ĐH top trên khối D1 và A1 sẽ là sự cạnh tranh ở mức điểm từ 8 đến 9,4”, ThS. Huân nói.

Đối với bài thi KHTN, theo đánh giá của nhiều giáo viên, đề thi vẫn tuân thủ nguyên tắc bám sát cấu trúc đề tham khảo, nằm trong chuẩn kiến thức kỹ năng, tuy nhiên mức độ phân hóa trong từng môn khá rõ. Phổ điểm các môn sẽ dao động từ 6-7, để đạt được điểm tuyệt đối, học sinh phải nắm thật chắc kiến thức và có tính tư duy cao. “Nhìn chung, đề thi tương đối dễ để xét tốt nghiệp. Mức độ phân loại học sinh xét tuyển vào ĐH nằm ở 10 câu cuối, có thể sẽ hiếm điểm 10”, ThS. Huỳnh Kiều Viết Lãm (giáo viên vật lý Trường THPT Tenlơman, Q.1) cho biết. Ở bài thi KHXH, nhiều giáo viên nhận định các môn thành phần đều bám sát cấu trúc nội dung theo đề tham khảo mà Bộ GD-ĐT đã công bố. Kiến thức nằm hoàn toàn trong chương trình phổ thông, chủ yếu ở lớp 12. Theo đó, 75% số câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu với nội dung rõ ràng, không đánh đố; 25% số câu hỏi còn lại ở mức độ vận dụng và vận dụng cao nhằm phân hóa học sinh. “So với đề tham khảo thì mức độ các câu hỏi khó có tăng lên ở từng môn. Riêng môn GDCD xuất hiện nhiều câu hỏi mang tính thời sự như về dịch Covid-19, cá độ bóng đá…, vừa gần gũi nhưng cũng đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức xã hội, tư duy cao”, cô Phan Thị Thu Hiền (Tổ trưởng Tổ GDCD Trường THPT Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận) chia sẻ.

Các mc thi gian cn lưu ý

Theo kế hoạch, bắt đầu từ ngày 11-7, công tác chấm thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM sẽ diễn ra. Công tác này được hoàn tất vào ngày 28-7. Kết quả thi và xét công nhận tốt nghiệp sẽ được công bố trong khoảng thời gian từ ngày 26 đến 28-7. Trong khi đó, công tác chấm phúc khảo bài thi được thực hiện từ ngày 26-7 đến 16-8.

Khoảng thời gian đầu tháng 8, các trường ĐH sẽ công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển bằng phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT. Từ ngày 7 đến 17-8 là khoảng thời gian học sinh được điều chỉnh nguyện vọng. Nếu như trong các mùa tuyển sinh trước, học sinh chỉ được phép điều chỉnh nguyện vọng 1 lần thì năm nay, Bộ GD-ĐT cho phép các em được điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp. Ngày 23-8, các trường ĐH sẽ công bố điểm xét tuyển đợt 1. Học sinh trúng tuyển sẽ xác nhận nhập học vào ngày 1-9. Từ ngày 8-9 đến tháng 12-2021, các trường ĐH sẽ thực hiện xét tuyển bổ sung.

TS. Nguyễn Đức Nghĩa (nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM) cho rằng thời gian này (sau khi đã thi xong đợt 1), học sinh nên tính toán lại phổ điểm mà mình có thể đạt được trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở các bộ môn đã đăng ký xét tuyển, đặc biệt ở các tổ hợp có mức phổ điểm cao. Từ đó cân nhắc thật kỹ, tìm hiểu lại các nguyện vọng mà mình đã đăng ký xét tuyển để tăng khả năng trúng tuyển. “Khi công bố kết quả thi tốt nghiệp, để đăng ký chấm phúc khảo, học sinh cũng cần phải cân nhắc. Bởi kết quả sau chấm phúc khảo là kết quả cuối cùng mà các em được công nhận”, TS. Nghĩa cho hay. Theo TS. Nghĩa, điểm mới của mùa tuyển sinh năm nay là học sinh được phép điều chỉnh nguyện vọng 3 lần. Để tận dụng được lợi thế này, các em phải tính toán và cân nhắc thật kỹ, tránh “đứng núi này trông núi nọ”.

Bài, ảnh: Đ.Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)