Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đưa “AI và Internet of things” vào cuộc sống

Tạp Chí Giáo Dục

Đưa “AI và Internet of things” vào cuộc sống - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Đưa “AI và Internet of things” vào cuộc sống Audio

H là nhng ngưi tr đang ngi trên ghế ging đưng. Sau thi gian dài p đã cùng nhau biến khát vng đưa ng dng AI và Internet of things sáng to ra thùng phân loi rác thông minh vào thc tin cuc sng, đến vi cng đng thành hin thc…

Nhóm sinh viên sáng chế thùng rác thông minh chi phí thấp

Khơi ngun t nhng trăn tr

Làm thế nào để chế tạo ra được những chiếc thùng rác thông minh vừa đáp ứng nhu cầu phân loại rác, vừa có giá thành “mềm” để tất cả mọi gia đình đều có thể tự trang bị được một cách dễ dàng? Trăn trở ấy là của nhóm 5 sinh viên đang theo học tại Trường ĐH Kinh tế và ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) gồm: Nguyễn Việt Hoàng, Hồ Ngọc Khánh Quỳnh, Nguyễn Ngọc Phương Nhi – Khoa Thương mại điện tử, Trường ĐH Kinh tế và Hoàng Lê Anh Tuấn, Châu Chí Hiếu – Khoa CNTT, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng). Chiếc thùng rác thông minh tự động phân loại rác thải, tích hợp công nghệ AI và IoT (Dana Green) đã ra đời sau thời gian trăn trở và cùng bắt tay vào nghiên cứu, sáng tạo.

Nguyễn Việt Hoàng – Trưởng nhóm chia sẻ, cuộc sống ngày càng hiện đại, để bảo vệ môi trường trong hoạt động thải rác sinh hoạt hàng ngày không chỉ là việc của công ty môi trường mà còn đòi hỏi mỗi người dân cùng chung tay. Trên thực tế, hiện người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác tại nguồn. Thậm chí, ở một số khu vực công cộng dù các thùng rác được bố trí đã có hướng dẫn phân loại rác nhưng đa số người dân vẫn bỏ rác không đúng quy định phân loại.

Trước thực tế đó, nhóm đặt ra mục tiêu sáng chế ra chiếc thùng rác có thể giải quyết được vấn đề phân loại và quản lý rác thải, giảm thiểu ô nhiễm, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn thu gom – phân loại – tái chế. Tháng 11-2024, sau khi cùng lên ý tưởng, bàn bạc và thống nhất, nhóm bắt tay vào thực hiện dự án với tên gọi: Hệ thống thu gom rác thải bằng thùng rác thông minh, tích hợp công nghệ AI và IoT.

Để hoàn thành dự án không hề dễ dàng, ngoài việc hạn hẹp về tài chính, có lần nhóm ráp xong hết mọi thứ nhưng phát hiện vẫn còn thiếu vài chi tiết cần thiết nên buộc phải tháo rời ra lại. Nhiều đêm, nhóm cùng thức đến gần sáng để hoàn thành công việc, do ban ngày lịch học bị lệch nhau nên khó tập trung đầy đủ thành viên làm việc. “Có quá nhiều khó khăn, đôi lúc tưởng chừng như bỏ cuộc. Những lúc đó nhóm động viên nhau nghĩ về tính khả thi có thể nhân rộng để giải quyết thực trạng ô nhiễm môi trường để cùng nhau vượt qua. Sau 2 tháng cùng nhau sáng tạo, chiếc thùng rác thông minh, tích hợp công nghệ AI và IoT, thùng rác có khả năng tự phân loại rác thải cũng cơ bản hoàn thành trong niềm vui và khát vọng của nhóm. Để tránh những trục trặc trong quá trình đưa vào hoạt động, nâng cao hiệu quả sản phẩm, mô hình được nhóm thử nghiệm ở Trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng, một số khu dân cư ở phường Mỹ An và khu phố du lịch An Thượng”, Việt Hoàng bộc bạch.

Thúc đy tái chế, bo v môi trưng

Chiếc thùng rác cao 1,2m dài 60cm và rộng 50cm hoàn thành được chia làm 2 ngăn rác vô cơ và rác hữu cơ, sử dụng năng lượng điện. Khi người dùng bỏ rác vào thùng, hệ thống sử dụng camera AI để quét và phân tích hình ảnh nhằm xác định loại rác thải như nhựa, giấy, kim loại, hoặc các loại rác không thể tái chế. Mô hình AI này được lập trình bằng dữ liệu thực tế, đảm bảo khả năng phân loại đạt độ chính xác trên 95%. Nếu rác thuộc nhóm tái chế, hệ thống sẽ tự động chuyển hướng vào ngăn tương ứng, giúp phân loại rác ngay từ ban đầu và giảm thiểu sai sót trong quá trình xử lý. Bên cạnh đó, để quản lý và theo dõi hiệu quả thu gom, thùng rác được tích hợp cảm biến IoT để giám sát trạng thái thùng đựng theo thời gian thực. Khi thùng gần đầy, hệ thống sẽ tự động gửi thông báo đến trung tâm thu gom hoặc đơn vị quản lý giúp tối ưu hóa quy trình vận chuyển rác. Dữ liệu về tình trạng của thùng rác được liên tục cập nhật trên nền tảng website quản lý giúp các cơ quan chức năng hoặc doanh nghiệp dễ dàng theo dõi hiệu suất thu gom. Rác sau khi được phân loại sẽ chuyển giao cho các doanh nghiệp tái chế chuyên nghiệp để tiếp tục xử lý bằng mô hình kinh tế tuần hoàn. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả mà còn thúc đẩy việc tái chế, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Việt Hoàng bảo, mô hình thùng rác thông minh từ lâu đã được các nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên giá thành khá cao, với các gia đình nông thôn việc có thể sắm được một chiếc thùng rác như thế là rất khó. Với thùng rác mà nhóm sáng chế ra chỉ dao động trong khoảng mức giá 2 triệu đồng, rẻ hơn rất nhiều so với giá thị trường, có thể giúp người dân giảm chi phí mà vẫn phân loại rác được một cách tốt nhất.

TS.Lê Đức Tiến, giảng viên Khoa Thương mại điện tử, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) trực tiếp hướng dẫn nhóm cho biết: “Thùng rác được tích hợp công nghệ AI và IoT là những công nghệ đang rất được quan tâm hiện nay, mở ra những khả năng áp dụng công nghệ tự động hóa một cách triệt để, đảm bảo tính tiện lợi cho người sử dụng và bảo vệ môi trường hiệu quả. Việc đưa vào sử dụng có thể phân loại rác thải dễ dàng, nhanh. Giúp đơn vị tái chế bớt được nhiều công đoạn thu nhận và phân loại rác.

Hin Lương

Bình luận (0)