Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đưa AI vào trường phổ thông ngay trong năm học tới

Tạp Chí Giáo Dục

Đưa AI vào trường phổ thông ngay trong năm học tới - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Đưa AI vào trường phổ thông ngay trong năm học tới Audio

“Mc tiêu sm nht là ngay trong năm hc 2025-2026 trin khai đưa AI vào trưng ph thông, không th chm hơn đưc na” – yêu cu đưc Th trưng B GD-ĐT Phm Ngc Thưng nêu ra ti ta đàm “Tm nhìn, đnh hưng tương lai cho giáo dc trong k nguyên AI” do S GD-ĐT TP.HCM t chc.

Các chuyên gia tham gia tại tọa đàm

Tọa đàm nằm trong khuôn khổ Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2025 được TP.HCM đăng cai tổ chức.

Thích ng càng nhanh bao nhiêu càng phc v cho ging dy càng hiu qu, thiết thc by nhiêu

Tại tọa đàm, GS.TS Lê Anh Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã đề cập tới những lợi ích và thách thức của AI trong tham luận “Tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) với giáo dục phổ thông”.

GS.Vinh cho rằng lợi ích của AI là tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục, thúc đẩy giáo dục cá nhân hóa, nâng cao tinh thần tự học, đổi mới và nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo dựng thói quen học tập suốt đời song có thách thức là làm gia tăng khoảng cách số, các vấn đề đạo đức trong AI, bảo mật dữ liệu, tính chính xác và khách quan của nội dung và sự phụ thuộc vào công nghệ.

Theo GS. Vinh, AI tác động toàn diện tới 3 trụ cột giáo dục là chương trình học, quá trình dạy và học, kiểm tra đánh giá. Trong đó, AI hỗ trợ cho giáo viên và cán bộ quản lý trong quá trình dạy học như hỗ trợ xây dựng kế hoạch bài giảng, xây dựng tài liệu phục vụ giảng dạy, thiết kế bài kiểm tra, chấm điểm, phân tích kết quả, hỗ trợ cá nhân hóa phản hồi cho người học.

“Giáo viên cần có sự chủ động hơn để sử dụng công nghệ. Công nghệ mới là liên tục, câu chuyện không chỉ dừng ở cập nhật theo công nghệ mà cần có kỹ năng gì về công nghệ để hỗ trợ cho dạy và học, trang bị cho học sinh kỹ năng gì để có thể thích ứng với thế giới công nghệ ngày càng thay đổi”, GS.TS Lê Anh Vinh khuyến nghị.

Từ khảo sát của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam về việc sử dụng AI với 11.000 học sinh phổ thông cả nước, GS.TS Lê Anh Vinh nhận định, việc đưa AI vào trường phổ thông càng thích ứng nhanh bao nhiêu thì phục vụ cho giảng dạy càng hiệu quả, thiết thực bấy nhiêu, từ đó chuẩn bị cho học sinh trong cuộc sống nhiều biến động và thay đổi.

Trong khi đó, với tham luận “Ứng dụng công nghệ AI trong ngành giáo dục và năng lực cần có của nhà quản lý giáo dục, học sinh, giáo viên” bà Nguyễn Phương Lan – Tổng Giám đốc EMG Education nhấn mạnh để khai thác tối đa lợi ích AI, giáo viên và học sinh cần trang bị những kỹ năng số cần thiết, phát triển tư duy phản biện, nâng cao nhận thức về đạo đức công nghệ số, và sẵn sàng học tập suốt đời. Đặc biệt là lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục cần phải thay đổi tư duy.

“Những kỹ năng cần thiết của nhà lãnh đạo, nhà quản lý trong thời đại số đó là kỹ năng học hỏi liên tục và thích ứng; kỹ năng quản trị rủi ro, sự đồng cảm và kết nối”, bà Nguyễn Phương Lan nêu.

Không th chm tr

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đánh giá hội thảo đã cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về AI trong giáo dục phổ thông, đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Với giáo dục, AI mang đến 2 mặt, sẽ vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức…

“Đối với việc ứng dụng AI trong giáo dục phổ thông, chúng ta phải đi nhanh, phải tận dụng những gì mà thế giới đã làm, những gì mà thực tiễn đã xảy ra để hành động. Yêu cầu đi nhanh thúc đẩy câu chuyện tầm vĩ mô của cán bộ quản lý, từ Bộ GD-ĐT đến các sở GD-ĐT, các trường học…” – Thứ trưởng Thưởng đặt vấn đề.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại tọa đàm

Ch đng thí đim ti mt s trưng có điu kin

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Bộ GD-ĐT hiện đã giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam ban hành Sổ tay Hướng dẫn sử dụng AI đối với giáo viên, học sinh, sớm nhất trong tháng 4 sẽ gửi về các sở GD-ĐT.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đề nghị lãnh đạo các sở GD-ĐT chủ động, trách nhiệm trong việc đưa AI vào trường phổ thông, không chờ đợi, hướng tới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, khuyến khích định lượng thời gian, thí điểm tại một số trường học có điều kiện phù hợp như trường chuyên, trường chất lượng cao, trường tăng cường thì phải suy nghĩ đến, phải làm để đánh giá, rút kinh nghiệm…

Đồng thời đề nghị các chuyên gia cùng phối hợp với Bộ GD-ĐT để tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn về AI để thầy cô cùng được lắng nghe nhiều hơn, thực hiện đúng chủ trương của Tổng Bí thư là “bình dân học vụ số”, bình dân trong sử dụng AI không phức tạp…

Dù vậy, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, hiện nay ngành giáo dục có nhiều thuận lợi để đưa AI vào trong giáo dục phổ thông, bao gồm công tác quản lý, quản trị trường học, công tác giảng dạy, từ chủ trương của Đảng và Nhà nước; căn cứ pháp lý; nhiều chuyên gia nghiên cứu về AI; có thực tiễn là đã đưa vào trong trường học, đổi mới phương pháp giảng dạy, thực tiễn ở một số bộ môn…

Trước hết có Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục, từ hơn 10 năm trước quan điểm chỉ đạo đã yêu cầu 5 chữ “hóa”: Chuẩn hóa; Hiện đại hóa; Xã hội hóa; Quốc tế hóa; Dân chủ hóa; Gần đây nhất có Nghị quyết 57/2024 về đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số. Riêng trong giáo dục Bộ Chính trị, Chính phủ đưa ra yêu cầu phải đẩy nhanh các quá trình này.

“Muốn hiện đại hóa giáo dục và các lĩnh vực khác nói chung thì rõ ràng phải đột phá bằng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, sáng tạo… Trong giáo dục, vẫn là chuyển đổi số, sử dụng trí tuệ nhân tạo…, mấu chốt là tập trung đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý, hướng tới học sinh” – ông Thưởng nêu.

Ông yêu cầu lãnh đạo các vụ nghiên cứu đưa AI vào chương trình giáo dục phổ thông, đầu tiên là đưa vào phát triển chương trình giáo dục phổ thông, đưa vào môn tin học, công nghệ hoặc một môn độc lập. Mục tiêu sớm nhất là ngay trong năm học 2025-2026 triển khai, không thể chậm hơn được nữa. Tận dụng tất cả những cơ hội và khuyến cáo những thách thức.

“Đây là nhiệm vụ hết sức trọng tâm của giáo dục phổ thông từ nay đến hết năm học mới, phải đưa vào bằng mọi hình thức” – Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh.

Đ Yến Hoa

Bình luận (0)