Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đưa bánh mì Việt Nam thành sản phẩm mang tầm quốc tế

Tạp Chí Giáo Dục

Đưa bánh mì Việt Nam thành sản phẩm mang tầm quốc tế - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Đưa bánh mì Việt Nam thành sản phẩm mang tầm quốc tế Audio

Bánh mì đã khng đnh v thế trên bn đ m thc thế gii, góp phn nâng cao giá tr du lch m thc và qung bá hình nh Vit Nam ra quc tế. Đ khai thác hết tim năng t bánh mì, gn món ăn này vi du lch ti TP.HCM rt cn có chiến lưc dài hn đ t chc các l hi và s kin mang tính biu tưng, vi quy mô ngày càng ln, phù hp vi xu hưng du lch hin đi.

Du khách thích thú với bánh mì được chế biến thành nhiều loại khác nhau 

Đó là chia sẻ của các chuyên gia tại Hội thảo “Bánh mì Việt Nam – Giá trị ẩm thực thế giới, lan tỏa năm châu” do Hiệp hội Du lịch TP.HCM tổ chức mới đây.

Nâng cao cht lưng

GS.TS Eric Jose Olmedo Panal – Trưởng khoa Quản trị Du lịch và Khách sạn, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM cho biết, bánh mì như một công cụ quảng bá du lịch Việt Nam. Bánh mì đã xuất hiện trên nhiều nền tảng quảng bá du lịch khác nhau, từ các lễ hội ẩm thực, blog du lịch, đến các chương trình truyền hình quốc tế. Sự nổi tiếng của bánh mì đã vượt xa biên giới Việt Nam, ghi dấu ấn đậm nét trên bản đồ ẩm thực thế giới.

Tuy nhiên, việc quảng bá bánh mì chưa thật sự lôi cuốn du khách, chất lượng bánh mì trong các hoạt động quảng bá chưa được chú trọng làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Việt Nam. Muốn bánh mì tiếp tục tỏa sáng trong tương lai, TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung cần xây dựng một chiến lược quảng bá khoa học. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng để tạo ra các sản phẩm du lịch gắn liền với bánh mì. “Việc giữ gìn nét độc đáo vùng miền là yếu tố quan trọng. Bánh mì miền Bắc nhỏ gọn, miền Trung giòn rụm, miền Nam đa dạng. Sự khác biệt này chính là vũ khí thu hút du khách”, GS.TS Eric Jose Olmedo Panal chia sẻ.

Bánh mì được đóng gói có thể mang đi xa

Bà Lê Thị Kiều Oanh – Phó Chủ tịch Liên Chi hội Bánh Việt Nam nhận định, bánh mì Việt Nam được yêu thích toàn cầu nhờ hương vị đặc trưng, nguyên liệu tươi ngon và cách chế biến sáng tạo. Tuy nhiên, để nâng tầm bánh mì Việt trên thị trường quốc tế, cần chú trọng cải thiện chất lượng sản phẩm, từ quy trình sản xuất đến tiêu chuẩn vệ sinh. “Việc đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đảm bảo hương vị đặc trưng sẽ giúp bánh mì Việt giữ vững vị thế trong nước và vươn xa trên thị trường quốc tế”, bà Oanh nhấn mạnh.

Chế biến phi phù hp

TS. Nguyễn Thanh Tuấn – Trưởng khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM cho rằng, sau dịch đến nay, khách quốc tế đang trở lại Việt Nam, trong đó có lượng khách du lịch Hồi giáo. Khi đến Việt Nam, ngoài khám phá danh lam, thắng cảnh, văn hóa, du khách còn có nhu cầu rất lớn về thưởng thức ẩm thực. Nhưng thực phẩm Halal tại Việt Nam hiện chưa phổ biến khiến du khách Hồi giáo khó tiếp cận trong đó có bánh mì Halal. Vì vậy, TP cần có chiến lược cụ thể để từng bước đưa bánh mì Halal vào phục vụ phân khúc khách du lịch Hồi giáo tiềm năng.

“Phát triển bánh mì Halal sẽ góp phần thúc đẩy du lịch và kinh tế. Không chỉ với bánh mì, chúng ta cần đa dạng hóa ẩm thực Việt Nam để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của người Hồi giáo và qua đó thu hút khách du lịch Hồi giáo quốc tế”, TS. Tuấn góp ý.

Ông Phon Chanh Phengphouvanh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Du lịch TP.Viêng Chăn (Lào) chia sẻ, tại thủ đô Viêng Chăn, bánh mì Việt Nam do những người Việt sản xuất với các loại như bánh mì pate, bánh mì thịt… và được người dân Lào khá yêu thích.

Bánh mì hình hoa hướng dương thơm ngon

PGS.TS Hunh Quc Thng – Phó Ch tch Hip hi Du lch TP.HCM cho rng, vi tư cách là ngun tài nguyên du lch quan trng, giá tr văn hóa m thc bánh mì cn đưc nghiên cu khai thác, phát huy tt hơn na đ sm tr thành nhng sn phm du lch hp dn góp phn thc hin chiến lưc phát trin “thiên đưng m thc” cho du lch Vit Nam trong thi gian ti.

“Muốn phát triển bánh mì Việt Nam tại Lào cần xây dựng mô hình trải nghiệm bánh mì Việt Nam tại thủ đô Viêng Chăn. Đồng thời, Việt Nam cần định hướng cụ thể trong việc bảo tồn và hiện đại hóa bản sắc văn hóa bánh mì Việt Nam theo chuẩn mực riêng. Để phù hợp với bối cảnh sinh sống ở Lào, bánh mì Việt Nam phải do người Việt sản xuất để giữ được bản sắc của bánh mì Việt Nam”, ông Phon Chanh Phengphouvanh nói.

Ông Lê Trương Hiền Hòa – Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM khẳng định, ẩm thực và lễ hội là hai trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của TP.HCM. Trong đó, bánh mì Sài Gòn không chỉ đơn thuần là một món ăn đường phố mà đã trở thành một biểu tượng văn hóa, gắn liền với hình ảnh và trải nghiệm của du khách khi đến TP. Việc xây dựng thương hiệu du lịch từ bánh mì Sài Gòn cần có kế hoạch cụ thể nhằm đưa món ăn này trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách trong và ngoài nước.

“TP cần có chiến lược dài hạn để tổ chức các lễ hội và sự kiện mang tính biểu tượng, với quy mô ngày càng lớn, phù hợp với xu hướng du lịch hiện đại. Đồng thời, các lễ hội cần được quảng bá mạnh mẽ, kết nối với chương trình tour của các doanh nghiệp lữ hành để tối ưu hóa hiệu quả thu hút khách”, ông Hòa chia sẻ.

H Trinh

Bình luận (0)