Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Đưa chấp hành ATGT vào tiêu chí xếp hạnh kiểm của học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Đưa chấp hành ATGT vào tiêu chí xếp hạnh kiểm của học sinh - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Đưa chấp hành ATGT vào tiêu chí xếp hạnh kiểm của học sinh Audio

Ngh đnh 151 ca Chính ph có hiu lc t năm 2025 quy đnh rõ ni dung giáo dc kiến thc pháp lut v trt t an toàn giao thông đưng b đi vi tng la tui, cp hc ca tr em, hc sinh. Ngoài ra, ngh đnh còn đưa ni dung chp hành an toàn giao thông (ATGT) vào tiêu chí xếp hnh kim ca hc sinh. Đây là bưc tiến quan trng trong vic nâng cao nhn thc và ý thc tuân th pháp lut giao thông cho hc sinh.

CSGT TP.HCM kiểm tra bằng lái của học sinh

Quy đnh c th tng cp hc

Nghị định quy định rõ nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đối với từng lứa tuổi, cấp học của trẻ em, học sinh. Cụ thể, nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non gồm: Nhận biết loại phương tiện giao thông đường bộ; nhận biết đèn tín hiệu giao thông, ý nghĩa tín hiệu đèn và một số biển báo hiệu đường bộ thường gặp. Bên cạnh đó, các em còn được giáo dục an toàn khi đi bộ; Biết đội mũ bảo hiểm đúng cách; Nơi vui chơi an toàn và những nguy hiểm, hậu quả khi không tuân thủ quy định ATGT đường bộ.

Đối với học sinh tiểu học, các em sẽ được dạy các nội dung về nhận biết hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông; biển báo hiệu đường bộ thường gặp; Một số quy tắc giao thông đường bộ thường gặp; nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc giao thông.

Ngoài ra, các em cũng được học các kiến thức như: Đi qua đường bộ an toàn; Chọn và đội mũ bảo hiểm đúng cách; Lên, xuống xe đạp, xe gắn máy, xe mô tô an toàn; Làm quen với xe đạp và cách điều khiển xe đạp an toàn; Một số kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.

Với học sinh trung học cơ sở, nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ gồm: Quy tắc giao thông đường bộ; Nhận biết và chấp hành báo hiệu đường bộ; Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông đường bộ. Các em cũng được giáo dục kỹ năng an toàn khi ngồi trên xe cơ giới, cách điều khiển xe đạp, xe đạp điện an toàn; Phòng ngừa rủi ro, hậu quả của tai nạn giao thông và xử lý sự cố giao thông.

Đối với học sinh trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được dạy các kiến thức: Quy tắc giao thông đường bộ; báo hiệu đường bộ; tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới; Dự đoán và phòng tránh nguy hiểm, cách điều khiển xe gắn máy an toàn.

Nghị định 151 nâng cao nhận thức của học sinh về an toàn giao thông

Riêng với nội dung hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn được triển khai cho học sinh ngay khi bắt đầu vào học trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nội dung bao gồm: Phương pháp nhận biết và xử lý các tình huống nguy hiểm khi lái xe; Cấu tạo và chức năng của các bộ phận xe gắn máy, phương pháp bảo dưỡng xe, kiểm tra xe an toàn; Văn hóa tham gia giao thông; trách nhiệm của người điều khiển xe cơ giới; cứu giúp người bị tai nạn giao thông; Cách khởi động và tắt máy, cách sử dụng ga, phanh, thay đổi số, sử dụng các thiết bị bảo hộ.

Bin pháp răn đe

Nghị định 151 được coi là bước tiến quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật giao thông cho học sinh. Em Ngô Chí Hùng (học sinh Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Q.Tân Bình) cho rằng, quy định này là rất cần thiết khi thực trạng thanh thiếu niên trong đó có học sinh vi phạm Luật Giao thông ngày càng nhiều. “Quy định mới sẽ trở thành biện pháp răn đe và kỷ luật cần thiết, giúp học sinh ý thức hơn về trách nhiệm bảo vệ bản thân và người khác khi tham gia giao thông. Quy định này cũng thay đổi suy nghĩ sai lệch của một số bạn cho rằng tuổi còn nhỏ sẽ không phải chịu trách nhiệm khi vi phạm Luật Giao thông. Em tin sau khi áp dụng, học sinh sẽ chấp hành luật tốt hơn, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông”, Hùng chia sẻ.

Như vy, t năm 2025 khi ngh đnh có hiu lc, hc sinh ch đưc điu khin xe gn máy khi hoàn thành chương trình hưng dn k năng lái xe gn máy an toàn do CSGT hưng dn và đánh giá. Đc bit, ngh đnh còn đưa ni dung chp hành pháp lut v trt t an toàn giao thông đưng b là mt trong nhng tiêu chí đánh giá, xếp loi hnh kim đi vi hc sinh.

Theo đánh giá của nhiều phụ huynh, việc gắn hành vi giao thông với tiêu chuẩn hạnh kiểm sẽ giúp học sinh nhận thức rõ hơn về trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng. Chị Nguyễn Thị Ngọc Châu (phụ huynh học sinh Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5) chia sẻ: “Quy định này không chỉ có tác dụng giáo dục mà còn bảo vệ sự an toàn cho chính học sinh. Việc hạ hạnh kiểm sẽ ảnh hưởng tới cả quá trình cố gắng của con, vì vậy nhiều cha mẹ sẽ cân nhắc giao phương tiện cũng như thường xuyên nhắc nhở khi con tham gia giao thông”.

Anh Thái Quốc Bảo (phụ huynh học sinh Trường THPT Nguyễn An Ninh, Q.10) cho biết: “Gia đình tôi không cho con đi xe máy khi chưa đủ tuổi. Tôi cũng thường kể cho con nghe những trường hợp tai nạn giao thông do vi phạm giao thông để các con biết sợ, không dám có những hành vi trái pháp luật. Tôi ủng hộ Nghị định 151 và mong nghị định này sẽ góp phần cải thiện tình trạng tai nạn giao thông ở lứa tuổi học sinh”.

Thúy Kiiu

Bình luận (0)