Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đứa cháu nghịch tử

Tạp Chí Giáo Dục

Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM vừa cho biết đã hoàn tất việc truy tố bị can Nguyễn Phan Anh Tú (17 tuổi, ngụ Q.8) về tội giết người. Tú được cha mẹ cho ở chung với ông Phan Ngọc Trung (81 tuổi, ông ngoại Tú) tại khu phố 8, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM. Do Tú ngỗ nghịch nên thường bị ông Trung la mắng. Ngày 8-7, Tú đi chơi về gọi cửa nhưng ông Trung không mở. Tú trèo lên ban công nhà cạnh bên mở cửa vào nhà ông ngoại. Khi gặp ông Trung, Tú tỏ thái độ bực tức nên giữa Tú và ông ngoại xảy ra xô xát. Bực mình, Tú bóp cổ rồi dùng máy cassette đập vào đầu ông ngoại liên tục khiến ông chết tại chỗ. Sau khi giết ông Trung, Tú lấy mền đắp lên người ông rồi lục túi lấy tiền và nhẫn vàng. Chiều cùng ngày, mẹ Tú đến chở về thì Tú nói trong nhà có hai con heo chết thối và kêu mẹ dừng ở tiệm internet chơi game. Tú bán nhẫn vàng được 1,5 triệu đồng tiêu xài và bị bắt sau 4 ngày gây án.
P.AN

Bình luận (0)

Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đứa cháu nghịch tử?

Tạp Chí Giáo Dục

Điểu Phong sau phiên tòa phúc thẩm
Ở phiên tòa trước, Điểu Phong (SN 1990 tại Bình Long – Bình Phước) đã bị TAND Bình Phước tuyên phạt tù chung thân về tội “giết người”. Tại tòa phúc thẩm mới đây, Phong một mực kêu oan và cho rằng những lời cáo buộc trong bản cáo trạng là không đúng sự thật.
Án mạng từ vết nôn mửa
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 15 giờ ngày 9-10-2011, Phong cùng một số bạn bè tổ chức ăn nhậu tại nhà bà ngoại là Thị Kép. Trong lúc say, Phong đã nôn mửa ra nền nhà nên khi bà Kép dọn dẹp thì nhìn thấy và chửi mắng. Nghe vậy, Phong bực tức bỏ xuống nhà Điểu Chúc xin ngủ nhờ. Đến khoảng 5 giờ ngày hôm sau, Phong thức dậy đi vệ sinh và xuống bếp tìm nước uống. Lúc này, Phong nhớ lại chuyện bị bà ngoại mắng nên nảy sinh ý định trả thù rồi lấy con dao, men theo con đường mòn xuống nhà bà Kép. Khi đến nơi, Phong nhìn thấy bà Kép đang ăn trầu nên ngồi quan sát. Nghe có tiếng động ở phía ngoài, bà Kép vội bước ra xem. Trong lúc bà lom khom kéo cánh cửa, Phong liền chớp lấy thời cơ xông đến dùng tay kẹp cổ rồi vung dao đâm nhiều nhát vào người bà Kép. Khi Phong vừa buông tay thì bà Kép vội hét lên một tiếng và té ngã. Lợi dụng lúc này, Phong tiếp tục đâm thêm vài nhát dao nữa khiến bà Kép tử vong.
Trong vụ án này, Điểu Sớm là nhân chứng duy nhất và bị TAND Bình Phước tuyên phạt tù về tội không tố giác tội phạm. Tại tòa phúc thẩm, Sớm khai rằng: Khoảng hơn 5 giờ ngày 10-10-2011, Sớm thức dậy đi vệ sinh. Trong ánh sáng mờ mờ pha lẫn đèn điện, Sớm nhìn qua cửa sổ thì phát hiện bà Kép bị hung thủ kẹp cổ. Do đứng ở xa, trời chưa sáng hẳn nên Sớm không thể nhận diện được hung thủ. Khi nghe tiếng bà Kép hét lên, Sớm thấy có một “bóng đen” chạy ngang qua cửa sổ phòng mình. Khi đó, Sớm lao ra ngoài thì tên đó chạy về hướng nhà Điểu Chúc rồi mất dấu trong rừng cây rậm rạp. Lúc đó, Sớm thấy “bóng đen” đó mặc chiếc áo mà màu của nó rất giống với chiếc áo Phong vẫn mặc thường ngày. Vì đặc điểm này, Sớm đã khai nhận hung thủ gây ra vụ án chính là Điểu Phong. Sau lời khai của Sớm, vị chủ tọa tiếp tục hỏi vợ của Sớm để xác minh sự việc thì chị này không thừa nhận lời khai trên của chồng mình. Bởi trong khoảng thời gian xảy ra sự việc, Sớm không hề đi vệ sinh. Chỉ đến khi nghe tiếng hét của bà Kép thì vợ chồng Sớm mới bước chân ra khỏi phòng. 
Lời khai bất nhất, thiếu thuyết phục
Theo đó trong hồ sơ vụ án thể hiện rõ tình tiết: “Khi nghe tiếng hét của bà Kép, bà Giêng ở trong nhà liền chạy ra xem thì thấy mẹ mình nằm bất tỉnh dưới nền nhà. Đồng thời lúc này, Phong nghe có tiếng động nên hốt hoảng bỏ chạy về nhà Điểu Chúc. Trên đường đi, Phong tạt ngang con suối gần nhà rửa máu trên con dao. Sau đó, quay về nhà Điểu Chúc cất con dao rồi tiếp tục lên giường nằm ngủ như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Bằng tình tiết này, vị luật sư bào chữa cho bị cáo Phong tiếp tục lấy lời khai của Thị Đinh (vợ Điểu Chúc) và Thị Giêng. Thị Đinh xác nhận, khi nghe tiếng la khóc của bà Giêng từ phía nhà bà Kép vọng sang, Thị Đinh lập tức vào phòng gọi rất lâu Phong mới tỉnh giấc. Còn bà Giêng là người có mặt đầu tiên tại hiện trường thì cho biết: “Khi nghe tiếng hét tôi liền vội vã chạy ra thì không thấy ai ngoài bà Kép đang ngồi tựa vào vách nhà, tay ôm vết thương”. Trong khi đó, Phong và Sớm cho biết: “Đoạn đường từ nhà Điểu Chúc đến nhà bà ngoại, nếu đi xe máy cũng rất xa”. Vậy thì mất bao lâu để hung thủ có thể vừa gây án, lại chạy đi rửa dao, đến chuyện quay về nhà cất dao rồi đi ngủ tiếp. Qua lời khai của Thị Đinh và Thị Giêng cho thấy, liệu Phong có đủ thời gian để cùng thực hiện tất cả các sự việc trên trong một khoảng thời gian quá ngắn hay không? Đây là tình tiết quan trọng mà cấp sơ thẩm đã chưa làm rõ trong khi đó, chỉ dựa trên lời khai của Sớm về màu áo là thiếu cơ sở để thuyết phục, đồng thời lời khai của nhân chứng và những người có liên quan đến vụ án là bất nhất nên luật sư bào chữa đề nghị điều tra lại vụ án. Những lời khai và những lời phân tích của vị luật sư khiến không khí cả khán phòng “nóng” lên. Sau giờ nghị án, HĐXX nhận thấy, lời khai của các nhân chứng còn bất nhất, mập mờ. Tòa sơ thẩm đã chưa làm rõ được một số tình tiết liên quan đến vụ án nên chấp nhận đề nghị của luật sư, tuyên hủy án sơ thẩm và yêu cầu cấp sơ thẩm điều tra lại vụ án.
Nhìn đứa cháu phải chịu những tháng ngày tù tội, lòng bà Giêng nghẹn đắng nói: “Thằng Phong ở nhà rất chăm chỉ, trong nhà nó là đứa được bà ngoại thương nhất nên nó không phải là hung thủ giết người đâu”. Nói xong, nước mắt của người đàn bà dân tộc Xtiêng này chảy dài.
Bài, ảnh: Sa Di
Box: Mặc dù HĐXX đã để cả hai giáp mặt đối chứng nhưng dù ở trong phiên tòa nào, Điểu Sớm vẫn một mực khẳng định lời khai của mình là đúng. Trong khi đó, Điểu Phong vẫn liên tục kêu oan. HĐXX đã tuyên hủy bản án, liệu rằng sự việc có thể được làm sáng tỏ để sự thật của vụ án được phơi bày hay không?