Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đưa chuyện kể vào bài giảng hóa học

Tạp Chí Giáo Dục

Trong các tiết dy hc môn hóa, phương thc lng ghép k chuyn, hi đáp, liên h thc tế không ch giúp hc sinh hiu bài sâu sc mà còn làm cho các em thêm yêu thích b môn có nhiu công thc, phn ng hóa hc khó nh.

Giáo viên hưng dn hc sinh làm thí nghim trong tiết hc môn hóa. Ảnh: N.Quang

1. Trong chương trình lớp 9, khi dạy bài Cacbon (tiết 33) giáo viên có thể giải thích câu hỏi: “Vì sao khi nấu cơm bị khê, người ta thường cho vào nồi một mẩu than củi?” bằng câu trả lời từ cơ sở khoa học: “Do than củi xốp có tính hấp thu mùi khét của cơm nên làm cho mùi khê của cơm giảm bớt”. Hay sau khi dạy xong bài khí CO2, giáo viên có thể đưa ra cho học sinh câu hỏi: “Khí CO2 có thể dùng để dập tắt đám cháy nhưng có một số đám cháy của các chất nào không thể dập tắt được?”. Câu trả lời sau đó là: “Khí CO2 không thể dập tắt đám cháy của các kim loại K, Na, Mg… do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được bình thường trong khí quyển CO2. Thí dụ: 2Mg + CO2 -> 2MgO + C”. Sau khi dạy xong bài CaCo3, giáo viên có thể đưa ra câu tục ngữ quen thuộc “Nước chảy đá mòn” để minh họa cho sự chuyển hóa của hợp chất CaCO3 là thành phần chủ yếu của đá. Trong thực tế khi gặp nước mưa và khí CO2 có trong không khí thì CaCo3 sau đó chuyển hóa thành Ca(HCO3)2. Theo nguyên lý dịch chuyển cân bằng, kết quả là sau một thời gian nước dù là chất lỏng nhưng đã làm cho đá cứng bị bào mòn theo thời gian. Với câu hỏi: “Tại sao tạo được khói màu trên sân khấu?” sẽ được bài Các oxit của cacbon (tiết 34) giải thích khoa học hơn. Khi bỏ các viên đá khô (CO2 rắn) vào ly đựng nước nóng thì được thăng hoa nhanh làm giảm nhiệt độ vùng không khí xung quanh, khiến hơi nước ngưng tụ tạo thành đám sương mù màu trắng. Để tạo hiệu ứng khói màu người ta chiếu ánh sáng màu lên màn sương này. Khi dạy bài Tính chất hóa học của axit, giáo viên yêu cầu học sinh thực hành tự pha chế một cốc nước chanh có ga bằng cách thêm vào đó một ít muối NaHCO3 thì cốc nước chanh sẽ trào bọt. Được chứng kiến tận mắt các em lại càng thích thú.

2. Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, khi bị côn trùng đốt nếu bôi vôi vào vết đốt thì vết thương sau đó sẽ mất đi và không còn cảm giác khó chịu nữa. Hiện tượng này ngày nay hóa học đã giải thích được rõ ràng. Đó là trong nọc độc của các loại côn trùng có chứa một lượng axit fomic gây bỏng da và đồng thời gây rát ngứa. Ngoài ra trong nọc độc ong còn có cả HCL, H3PO4, cholin… nên khi bị ong đốt da sẽ phồng rộp lên và rất rát. Bôi vôi sẽ xảy ra phản ứng trung hòa làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm giác ngứa rát. Học sinh chắc chắn sẽ thích thú hơn khi giáo viên đưa câu hỏi: “Các em có biết sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động?” sau khi học bài Muối cacbonat (tiết 39). Câu trả lời: “Đó chính là kết quả lâu dài của sự chuyển hóa lẫn nhau giữa 2 muối Ca(HCO3)2 và CaCO3. Thành phần chính của núi đá vôi là CaCO3 khi gặp nước mưa và khí CO2 trong không khí CaCO3 chuyển hóa thành Ca(HCO3)2 tan trong nước chảy qua các khe đá vào trong hang động. Dần dần Ca(HCO3)2 chuyển hóa thành CaCO3 rắn không tan. Quá trình này xảy ra liên tục lâu dài tạo nên thạch nhũ với những hình thù khác nhau.

Ở chương trình lớp 8, áp dụng bài học 31: Tính chất ứng dụng của Hidro, câu hỏi của giáo viên là: “Tại sao quả bóng bay thổi bằng hơi của con người không bay được, còn nếu được bơm khí hidro vào thì bay lên được?” bắt buộc các em phải vận dụng kiến thức đã học để trả lời: “Vì trong hơi thở con người có khí cacbonic mà khí này lại nặng hơn không khí. Còn khí hidro do nhẹ hơn không khí nên khi bơm vào làm bóng bay lên được”. Sau khi đi tham quan về, giáo viên có thể đặt câu hỏi: “Tại sao trong các nhà máy người ta cấm không được chất giẻ lau máy có dính dầu máy thành đống?”. Học sinh có thể vận dụng bài Không khí và sự cháy (tiết 28) để trả lời: “Vì những giẻ dính dầu mỡ đó khi để ngoài không khí sẽ xảy ra sự ôxy hóa chậm các chất, kèm theo sự sinh nhiệt. Nhiệt sinh ra tích tụ lại đến một lúc nào đó nhiệt tỏa ra làm chất nóng đến nhiệt độ cháy thì sự ôxy hóa chậm chuyển thành sự tự bốc cháy”.

3. Ngoài việc đưa ra những câu hỏi bắt học sinh trả lời, người dạy có thể sưu tầm những câu chuyện vui về hóa học để đem lại những phút giây thư giãn cho tiết học. Sau khi hoàn thành bài 18: Mol và bài 36: Nước, cuối giờ giáo viên kể chuyện vui toán học và hóa học: Khi tranh luận với nhà hóa học Ý tên Avogadro, nhà toán học Đức là Karl Gauss tỏ ra khinh thường hóa học và cho rằng chỉ có toán học mới có các định luật, còn hóa học chỉ là người phục vụ cho toán học mà thôi. Avogadro dẫn Karl Gauss vào phòng thí nghiệm và tự mình làm phản ứng: cho một thể tích O2 tác dụng với hai thể tích H2 để tạo thành hai thể tích H2O ở dạng hơi: 2H2 (k) + O2 (k) → 2H2O (h). Lúc đó nhà hóa học mới mỉm cười bảo nhà toán học: “Ngài thấy chưa? Nếu hóa học đã muốn thì toán học phải chào thua. Hai cộng một, bất chấp toán học cũng vẫn chỉ là hai thôi đấy”…

Tùy theo trình độ học sinh, tùy theo thời gian bài giảng mà giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi và những câu chuyện kể để liên hệ vào thực tế giảng dạy bộ môn, giúp kích thích người học thêm yêu thích bộ môn cho dù các em còn đứng trước những khó khăn. Chắc chắn những câu chuyện này dù bên lề bài học nhưng sẽ là những dấu ấn khó quên trong suốt quãng đời còn lại của các em khi bước vào thực tế cuộc sống.

Bùi Th Minh Châu
(Giáo viên Trưng THCS Đc Trí, Q.1, TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)