Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đưa công nghệ chạm vào dạy và học

Tạp Chí Giáo Dục

Công nghệ chạm (touch technology) đang được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều thiết bị phục vụ đời sống, trong đó có GD-ĐT.
Lịch sử phát triển của công nghệ chạm
Năm 1971, TS. Sam Hurst phát minh thiết bị cảm biến chạm (touch sensor), một trong 100 phát minh được vinh danh vào năm 1973, mở đầu cho hàng loạt phát minh liên quan đến công nghệ chạm.Hơn 10 năm sau, công nghệ chạm đơn điểm ban đầu đã phát triển thành công nghệ chạm đa điểm (multi-touch technology), được định nghĩa là khả năng nhận biết được hai hay nhiều điểm tiếp xúc đồng thời.
Công nghệ chạm đa điểm được nhóm nghiên cứu đầu vào (Input Research Group), ĐH Toronto, Canada, phát minh vào năm 1983. Cho đến nay, nhiều người lầm tưởng công nghệ Multi-touch do Steven Jobs của Apple phát minh năm 2007. Công bằng mà nói, Steven Jobs đã phát triển thành công rực rỡ công nghệ Multi-touch trên các dòng máy i-Phone, i-Paid nổi tiếng khắp thế giới kể từ năm 2007.
Công nghệ chạm luôn luôn đi đôi giữa phần cứng (hard ware) và phần mềm (soft ware). Phần mềm hệ điều hành Android, iOS và Linux chỉ hỗ trợ 5 điểm tiếp xúc đồng thời. Trong khi đó, hệ điều hành Window7, Window8  trở lên, hỗ trợ đến trên 100 điểm tiếp xúc một lượt.
Cơ chế vận hành của công nghệ chạm
(Hình 1)
Công nghệ chạm được chia thành nhiều dạng dựa vào tác nhân vật lý được áp dụng. Thông số vật lý thay đổi đo được dưới dạng analog chuyển sang digital để xử lý:
– Loại dựa vào sự thay đổi điện dung (Capacitive) nơi chạm.
– Loại dựa vào sự thay đổi điện trở (Wire Resistive) nơi chạm.
– Loại dựa vào sự thay đổi cường độ sóng âm bề mặt (Surface acoustic wave) nơi chạm.
– Loại dựa vào sự thay đổi cường độ sóng hồng ngoại (RF) nơi chạm.
– Loại dựa vào sự thay đổi lực chạm (Force sensing).
– Loại dựa vào sự thay đổi hình ảnh (Vision-based).
Những ứng dụng công nghệ chạm trong thiết bị giáo dục
– Màn hình chạm (Touch screen monitor) trên bàn giáo viên giúp giáo viên có thể viết vẽ, ghi chú ngay trên màn hình và được chiếu trên bảng bằng projector. Việc làm này tránh được việc quay lưng về phía học sinh mỗi khi giáo viên ghi bảng như trước đây.
(Hình 2)
– Máy tính bảng (Tablet) trang bị trong thư viện số để học sinh, sinh viên đọc e-book.
(Hình 3)
– Bảng trắng tương tác thông minh (Interactive Smart White Board) là thành phần trong giải pháp nghe nhìn toàn diện được bố trí trong phòng nghe nhìn đa phương tiện hay phòng học lý thuyết nghề.
(Hình: 4)
– Các nút chạm (touch Switch) thay cho các nút cơ kém bền.
(Hình 5)
Nguyễn Xuân Sáng (tổng hợp)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)