Sự kiện giáo dụcTiêu điểm

Đưa giáo dục về tình trạng khẩn cấp vào nhà trường

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dục để phòng chống, thích ứng, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ chiến lược của mọi quốc gia.

 
Môn bơi cần được giảng dạy rộng rãi trong các cấp học
 Theo số liệu của Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mỗi năm tại Việt Nam, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của khoảng 400 người, hàng ngàn người khác bị thương, thiệt hại về tài sản trung bình trên 300 triệu USD (tương đương 1 – 1,3% GDP). Tuy nhiên, công tác giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về giảm nhẹ thiên tai trong nhà trường vẫn chưa có mô hình cụ thể; các cấp học hiện nay chưa có chương trình giảng dạy về giáo dục trong tình trạng khẩn cấp cho học sinh, sinh viên.
Tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục trong tình trạng khẩn cấp”, do Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp với Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (SC) tổ chức, ngày 28/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: Tăng cường giáo dục để phòng chống, thích ứng, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu đang được đặt ra như một nhiệm vụ chiến lược của mọi quốc gia, mọi ngành và mỗi người dân.
Đặc biệt, ngành giáo dục Việt Nam hiện có hơn 1 triệu cán bộ quản lý, giáo viên và gần 30 triệu học sinh, sinh viên. Nếu lực lượng này được trang bị những hiểu biết, kiến thức về phòng chống, thích ứng, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, thì họ sẽ trở thành lực lượng hung hậu nhất, xung kích nhất trong việc tuyên truyền và triển khai các kế hoạch, chiến lược liên quan đến lĩnh vực này.
“Dự án Giáo dục trong các tình trạng khẩn cấp cho Việt Nam” được Bộ Giáo dục và đào tạo, phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, SC… đã được thực hiện thí điểm trong năm 2010-2011. Dự án với mục tiêu tăng cường công tác ứng phó với các tình trạng khẩn cấp, thiên tai, biến đổi khí hậu và các thách thức phát triển bền vững thông qua giáo dục vì sự phát triển bền vững.
Bà Lori Henniger, Trưởng Liên minh các tổ chức giáo dục trong tình trạng khẩn cấp (NIEE) cho biết: “Chúng tôi muốn cùng phía Bộ GD-ĐT Việt Nam cùng xây dựng dự án, đóng góp vào công tác giáo dục về giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam. Hiệu quả của dự án hiện chưa thể đánh giá được kết quả cụ thể, song, nguyên tắc chủ đạo là làm sao để ứng phó có hiệu quả nhất với thiên tai và biến đổi khí hậu”.
Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất bởi quá trình biến đổi khí hậu. Mỗi năm có từ 4 – 6 cơn bão đổ bộ vào nước ta, bên cạnh tình trạng lũ lụt, lở đất, một số nơi có nguy cơ xảy ra động đất… Tác động của thiên tai đặc biệt nghiêm trọng đối với nhóm dân số có hoàn cảnh khó khăn, nhất là với trẻ em vùng lũ, vùng sâu vùng xa. Do đó, việc nâng cao ý thức cộng động về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai là rất cần thiết, trong đó ngành giáo dục cần tiên phong trong lĩnh vực này./.
(Theo VOV)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)