Lãnh đạo Chính phủ hai nước Việt-Lào thăm công trường thủy điện Xêkaman. |
10 tháng đầu năm, số lượng cán bộ, lao động VN (LĐVN) sang Lào làm việc theo các dự án là 4.580 LĐ, đưa thị trường này vượt lên đứng thứ tư sau Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Cùng với nhiều dự án lớn sắp được triển khai tại Lào, hàng ngàn cơ hội việc làm mới cũng mở ra cho LĐVN.
Nhiều dự án lớn cần nhân lực
"Việc hợp tác đầu tư sang Lào đang phát triển mạnh, dự kiến nhu cầu sử dụng LĐ"- đó là khẳng định của Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Đào Công Hải. Theo ông Hải: Hiện có khoảng 20.000 LĐ và cán bộ kỹ thuật VN làm việc tại Lào và với nhiều dự án lớn đã được hai bên ký kết, phải cần đến số lượng lớn nhân lực.
9 tháng đầu năm nay, Chính phủ Lào đã cấp phép cho hơn 200 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 4,3 tỉ USD, trong đó, đầu tư chủ yếu tập trung vào các dự án khai thác mỏ, thủy điện, trồng cây công nghiệp và may mặc… TCty Sông Đà là đơn vị làm tổng thầu EPC, xây lắp nhiều công trình thủy điện: Xêkaman 3, Xêkaman 1, Xêkaman sanxay, Luông phra băng và tới đây là các công trình Xêhahieng, Xêkong 3, Xêkaman 4…
Ông Thái Sơn – Phó Tổng GĐ TCty, Chủ tịch HĐQT Cty CP điện Việt Lào – cho biết: Hiện, số LĐ và cán bộ kỹ thuật VN phục vụ tại các công trình đã lên tới 4.000 người. Các dự án trồng cây công nghiệp và khai thác khoáng sản tại Lào đang được triển khai cũng có yêu cầu sử dụng lao động và cán bộ kỹ thuật Việt Nam, nhất là trong giai đoạn triển khai dự án.
Sẽ cử đại diện quản lý LĐ tại Lào
Nguồn LĐ Lào tại các địa bàn có dự án đầu tư hiện nay thiếu về số lượng và về tay nghề. Để kịp triển khai dự án đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng thi công, giai đoạn đầu, các DNVN phải đưa LĐ và cán bộ kỹ thuật VN sang Lào. Tuy nhiên, theo các DN, một trong những nguyên nhân khó thu hút được LĐ chất lượng cao sang Lào làm việc là còn nhiều vướng mắc trong việc áp dụng chế độ BHXH, BHYT, tiền lương, đăng ký lưu trú, xin giấy phép lao động, đăng ký làm thẻ lao động… cho LĐVN.
Ông Thái Sơn – Phó Tổng GĐ TCty Sông Đà – kiến nghị: Bộ Lao động hai nước cần sớm ban hành cơ chế riêng đối với LĐVN làm việc tại Lào, được hưởng chế độ ăn ca, chế độ tiền lương và phụ cấp đặc thù riêng.
Ngoài ra, cần điều chỉnh, thay đổi một vài chính sách, nhất là trong lĩnh vực BHXH để LĐVN không thiệt thòi khi LĐ tại đây.
Để giải quyết những vướng mắc, khó khăn cho DN, Phó Cục trưởng Cục QLLĐNN Đào Công Hải cho biết: Bên cạnh việc Bộ Lao động hai nước cùng hợp tác giải quyết những vướng mắc trên, VN sẽ sớm xem xét việc cử đại diện quản lý LĐ tại Lào để giúp Đại sứ quán trong những vấn đề hợp tác LĐ giữa hai nước.
Chính phủ Lào quy định: Mỗi dự án đầu tư nước ngoài vào Lào chỉ được sử dụng 10% LĐPT và 20% LĐ kỹ thuật của quốc gia đó. Theo các DNVN, quy định trên chưa phù hợp với đặc thù nguồn nhân lực của Lào, bởi hầu hết các dự án được triển khai tại Lào thường xa khu dân cư, nguồn nhân lực tại chỗ không đáp ứng được |
Bình luận (0)