Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đưa lịch sử đến gần hơn với học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Trình din các tiu phm, hóa thân thành nhng nhân vt lch s tiêu biu, tham gia thi rung chuông vàng… là nhng tri nghim đy thú v b môn lch s va đưc hc sinh Trưng THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM) th hin trong chuyên đ ngoi khóa “Phong trào Đng Khi”…


Hot cnh tái hin cuc hp Tnh y Bến Tre ngày 2-1-1960 dn đến quyết đnh đng khi

Theo đó, chuyên đề có sự góp mặt của 6 tiểu phẩm như: Phong trào nổi dậy của nhân dân Bến Tre và miền Nam; Cuộc họp Tỉnh ủy Bến Tre ngày 2-1-1960 quyết định đồng khởi do bà Nguyễn Thị Định chủ trì; Sự đàn áp của chính quyền Sài Gòn đối với phong trào đấu tranh chính trị hòa bình của nhân dân miền Nam; Cán bộ, chiến sĩ, thanh niên miền Nam chia tay người thân lên đường tập kết ra Bắc… Với hình thức sân khấu hóa qua nhiều cách thức thể hiện, từ nhạc, múa, kịch…, các hoạt cảnh đã tái hiện và làm sống lại cả một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam từ 1954-1975 mà tiêu biểu là phong trào Đồng Khởi ở miền Nam (cuối năm 1959, đỉnh cao năm 1960) – nhân dân miền Nam vùng lên khởi nghĩa đồng loạt giành chính quyền. Bên cạnh hoạt động sân khấu hóa, điểm nhấn của chuyên đề còn là cuộc thi rung chuông vàng “Đấu trường Đồng Khởi” với sự tranh tài của đại diện mỗi lớp gồm 15 câu hỏi xoay quanh nội dung kiến thức về phong trào Đồng Khởi. Đặc biệt, cuộc thi còn có phần cứu trợ đến từ các thành viên trong lớp với yêu cầu trong 5 phút, đội cứu trợ phải hoàn thành may và tra cán một lá cờ. Theo đó, 4 đội (lớp) hoàn thành nhanh nhất sẽ cứu trợ được đồng đội mình quay trở lại sân thi đấu… Cô Ngô Thị Thanh Hải (Tổ trưởng Tổ lịch sử Trường THPT Marie Curie) cho biết, đây là lần đầu tiên hình thức sân khấu hóa được Tổ lịch sử nhà trường đưa vào bộ môn qua hoạt động chuyên đề. Cùng với phần thi tìm hiểu kiến thức, những đổi mới về phương pháp dạy, thay đổi không gian giảng dạy đều nhằm mục đích giúp học sinh tiếp cận bộ môn lịch sử một cách mới mẻ, thú vị và hào hứng. “Phong trào Đồng Khởi ở Nam bộ được xem như một giai đoạn bước ngoặt của cách mạng miền Nam. Kiến thức này học sinh đã được làm quen từ năm lớp 9, đến lớp 12 một lần nữa được nhắc lại. Tuy nhiên, với phương pháp giảng dạy truyền thống có thể các em sẽ không nhớ, không hiểu được bao nhiêu. Chuyên đề ngoại khóa “Phong trào Đồng Khởi” bằng hình thức trực quan sinh động, học sinh được tham gia trực tiếp, kiến thức không chỉ dừng lại ở sách vở mà còn được mở rộng ra, vì thế các em sẽ hiểu hơn, nhớ lâu hơn, từ đó tự hào về quá trình đấu tranh giữ nước của ông cha ta”, cô Thanh Hải chia sẻ.


Đi din các lp thi rung chuông vàng

Trong xu thế giáo dục hiện nay, theo cô Thanh Hải, bắt buộc giáo viên phải thay đổi, không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức mà giáo viên phải đóng vai trò là người định hướng, giúp học sinh đặt ra vấn đề, hiểu vấn đề và giải quyết vấn đề. Riêng bộ môn lịch sử, việc ghi nhớ kiến thức, con số, sự kiện quá nhiều sẽ khiến học sinh khó tiếp thu, dần dần dẫn đến chán ghét môn học. Khi thay đổi phương pháp, cách tiếp cận học sinh linh hoạt sẽ tạo ra tính mới, kích thích các em tìm hiểu về môn học, yêu thích môn học. Đặc biệt là phát triển được tối đa năng lực của học sinh.


Các đi thc hin yêu cu cu tr may lá c

Dịp này, Trường THPT Marie Curie đã ra mắt Câu lạc bộ Lịch sử với 10 thành viên là những học sinh có tình yêu, đam mê với bộ môn lịch sử. Thời gian tới, hàng tháng câu lạc bộ sẽ tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa đưa học sinh đến địa chỉ đỏ, đồng thời tăng cường hỗ trợ Tổ lịch sử thiết kế những Infographic phục vụ hình thức giáo dục trực quan. Bên cạnh sinh hoạt trực tiếp, câu lạc bộ cũng thực hiện sinh hoạt trực tuyến qua Fanpage Sử ta… “Qua câu lạc bộ, chúng em mong muốn mở ra thêm một sân chơi học thuật nhưng cũng là sân chơi đào sâu kiến thức, đam mê lịch sử cho học sinh nhà trường. Hướng tới những hoạt động thực tế, câu lạc bộ hy vọng sẽ từng bước làm thay đổi cách nhìn, quan điểm của học sinh về bộ môn lịch sử, đưa lịch sử đến gần hơn nữa với mỗi học sinh”, Đặng Vũ Hoài Anh (học lớp 11A17, chủ nhiệm Câu lạc bộ Lịch sử) chia sẻ.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)