Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đưa Nghị định 105 vào cuộc sống: Trên sốt ruột, dưới thờ ơ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Xung quanh vic trin khai thc hin Ngh đnh 105/2020/NĐ-CP ngày 8-9-2020 ca Chính ph v chính sách phát trin giáo dc mm non (GDMN); Tng Liên đoàn Lao đng (LĐLĐ) Vit Nam va có bui làm vic vi LĐLĐ TP.Đà Nng.


Con ca công nhân có hoàn cnh khó khăn ti Đà Nng đưc hc ti Trung tâm chăm sóc và GDMN Onesky

Tin đã có nhưng khó đến tay công nhân

Tại buổi làm việc, bà Đinh Thị Thu Hà – Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.Đà Nẵng – cho biết, sau khi Nghị định số 105 của Chính phủ có hiệu lực (từ tháng 11-2020), Ban Thường vụ LĐLĐ TP đã chỉ đạo tuyên truyền trên website Công đoàn TP, các trang, nhóm mạng xã hội của hệ thống công đoàn. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 2, HĐND TP.Đà Nẵng khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 đã ban hành Nghị quyết số 38/2021/NQ-HĐND ngày 12-8-2021 “Quy định chính sách đối với trẻ em mầm non, giáo viên mầm non tại các cơ sở GDMN thuộc loại hình dân lập, tư thục liên quan đến khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn TP.Đà Nẵng”. Theo đó, mức hỗ trợ của Đà Nẵng dành cho trẻ em đang học tại các cơ sở GDMN trên địa bàn thuộc loại hình dân lập, tư thục (đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo đúng quy định) có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng là công nhân, người lao động đang làm việc tại các KCN (được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động) được hỗ trợ 200.000 đồng/trẻ/tháng (cao hơn Nghị định 105 là 40 ngàn đồng); Đối với giáo viên đang làm việc tại cơ sở GDMN thuộc loại hình dân lập, tư thục (đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định) ở địa bàn có KCN thuộc TP.Đà Nẵng đảm bảo những điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 105 của Chính phủ được hỗ trợ 800.000 đồng/người/tháng.

Ngoài ra, tại kỳ họp thứ 7, HĐND TP.Đà Nẵng khóa X nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 14-7-2022 đã ban hành Nghị quyết “Phê duyệt kế hoạch, phương án hỗ trợ, phương án kiểm tra việc hỗ trợ và sử dụng kinh phí cho các cơ sở GDMN độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục ở địa bàn có KCN của TP.Đà Nẵng”. Theo đó, mức hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất một lần là 20.000.000 đồng/cơ sở GDMN độc lập; thực hiện từ năm học 2022 – 2023.

“Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn có một số khó khăn, bất cập. Nghị định 105 có hiệu lực từ đầu năm học 2020-2021 nhưng do dịch bệnh Covid-19, ngành giáo dục không tổ chức học trực tiếp, giáo viên nghỉ dạy nên công tác tuyên truyền của công đoàn khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều chủ doanh nghiệp rất ngại xác nhận vào đơn của người lao động, do trước đó đã xảy ra việc người lao động vay tín dụng đen khiến chủ doanh nghiệp bị liên lụy… Những bất cập này gây nhiều khó khăn trong thủ tục, hồ sơ để xét duyệt cho người lao động nhận tiền hỗ trợ”, bà Hà tâm tư.

Hơn 7 ngàn tr và giáo viên mm non đang ch h tr

Để tạo điều kiện tốt hơn cho công nhân lao động tại các KCN, LĐLĐ TP.Đà Nẵng cho rằng, hiện nay Đà Nẵng có Trung tâm chăm sóc và GDMN Onesky chuyên nhận nuôi dạy trẻ (từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi) là con của người lao động khó khăn đang làm việc trong các KCN. Đây là trung tâm do TP kêu gọi sự hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ nên không thuộc loại hình dân lập, tư thục, vì thế tuy 100% phụ huynh là người lao động làm việc tại KCN nhưng chưa thể thụ hưởng chính sách này. Do đó, Đà Nẵng kiến nghị cần quan tâm đến những cơ sở GDMN được thành lập ở các KCN để chăm lo riêng cho con của người lao động đang làm việc tại đây.

Bên cạnh đó nên mở rộng cho các nhóm trẻ gia đình giữ con của người lao động đang làm việc tại các KCN. Vì người lao động đang làm việc trong các KCN mong muốn được gửi con gần chỗ ở để thuận tiện cho việc đón đưa trẻ (đa số con của người lao động, công nhân chưa đến tuổi đi mẫu giáo nên phải gửi nhóm trẻ gia đình – PV); Bổ sung thêm mức hỗ trợ cho giáo viên, người giữ trẻ có bằng trung cấp hoặc đang học cao đẳng để tạo thêm điều kiện thuận lợi cho đối tượng này.

Bà Ngô Thị Kim Yến – Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng – kiến nghị nên mở rộng phạm vi Nghị định 105 cho công nhân làm việc ngoài các KCN. Đây là lực lượng lao động khá đông, đóng góp nhiều cho kinh tế TP nhưng còn khó khăn, thu nhập thấp; đồng thời bà Yến cũng đề xuất phủ rộng chính sách đối với các cháu đang học tại hệ thống trường mầm non ngoài công lập.

“Tỉ lệ xã hội hóa ngoài công lập đối với GDMN tại Đà Nẵng rất cao, chiếm gần 60%. Với những tỉnh, thành có tỉ lệ xã hội hóa GDMN cao như Đà Nẵng nếu không có chính sách hỗ trợ thì rất khó khăn cho địa phương”, bà Yến nói.

Bà Thái Thu Xương – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam – cho biết, qua 2 năm thực hiện, cả nước chỉ mới có 39 tỉnh, TP ban hành Nghị quyết để triển khai Nghị định 105. Tùy tình hình kinh tế – xã hội ở mỗi địa phương lại có mức chi hỗ trợ khác nhau. Riêng Đà Nẵng đã có mức chi hỗ trợ cao hơn so với mức Nghị định 105 quy định, điều này tạo niềm phấn khởi cho công nhân lao động.

Hơn 362.000 ngưi lao đng nhn bo him tht nghip

Với sự nỗ lực, chủ động, tích cực triển khai chính sách hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp tới người lao động (NLĐ), tính đến ngày 10-9-2022 (hạn cuối triển khai gói hỗ trợ theo quy định của Nghị quyết số 24), BHXH Việt Nam đã giải quyết hưởng hỗ trợ cho 365.215 NLĐ với số tiền hơn 1.034 tỷ.

Theo đó, đã chi trả hỗ trợ cho 362.522 NLĐ thuộc đối tượng hỗ trợ đã nộp hồ sơ theo quy định với tổng số tiền hơn 1.028 tỷ đồng; 2.693 NLĐ thuộc đối tượng đã nộp hồ sơ và được cơ quan BHXH giải quyết hưởng theo đúng quy định nhưng chưa nhận hỗ trợ với số tiền tương ứng hơn 5,67 tỷ đồng. Nguyên nhân do NLĐ đăng ký nhận tiền nhưng chưa đến cơ quan BHXH nhận hỗ trợ; có những trường hợp, cơ quan BHXH đã chuyển ngân hàng để chi qua tài khoản cho NLĐ song số tài khoản NLĐ cung cấp sai nên việc chi trả chưa thực hiện được. Đối với các trường hợp này, NLĐ sẽ nhận được hỗ trợ ngay sau khi cung cấp lại thông tin số tài khoản hoặc đến nhận tại cơ quan BHXH.

P.V

Với tình hình triển khai Nghị định 105 tại Đà Nẵng, bà Xương đề nghị UBND TP.Đà Nẵng sớm có văn bản chỉ đạo các quận, huyện, KCN, chủ doanh nghiệp hỗ trợ công nhân, người lao động làm các thủ tục để nhận hỗ trợ theo quy định của Nghị định 105; đồng thời quan tâm đến quỹ đất xây dựng trường học khi có quy hoạch khu/ cụm công nghiệp, trong đó đặc biệt quan tâm xây dựng trường mầm non giữ trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi.

Thống kê cho thấy, từ tháng 3-2022 đến nay, Đà Nẵng có  6.896 trẻ được đề xuất hỗ trợ với tổng kinh phí dự kiến hơn 1,85 tỷ đồng; 388 giáo viên được đề xuất hỗ trợ với hơn 540 triệu đồng.

“Ngay từ bây giờ, phải xây dựng kế hoạch để báo cáo Ban Dân vận Thành ủy, UBMTTQVN TP để tổng hợp nội dung giám sát năm 2023, xin chủ trương Thường vụ Thành ủy nhằm giúp UBND TP thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt là Nghị định 105 cho con em người lao động thuộc đối tượng do LĐLĐ TP.Đà Nẵng quản lý”, bà Xương nhấn mạnh.

Vĩnh Phan

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)