Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đưa nghị quyết của Đảng vào ngành giáo dục: Đổi mới gắn liền với giáo dục văn hóa con người

Tạp Chí Giáo Dục

Tiếp tc đi mi căn bn GD-ĐT, giáo dc (GD) HS theo hưng phát trin toàn din, xây dng trưng hc hnh phúc, khơi dy khát vng nim t hào dân tc… là nhng ni dung c th đưc các cơ s GD ti TP.HCM xác đnh trong vic đưa Ngh quyết Đi hi Đi biu toàn quc (NQĐHĐBTQ) ln th XIII ca Đng vào trong ngành GD.


Bui sinh hot Chi b ti Trưng THPT Đào Sơn Tây. Ảnh: N.Định

NQĐHĐBTQ lần thứ XIII của Đảng tiếp tục đặt ra những yêu cầu lớn cho ngành GD-ĐT. Trong đó nhấn mạnh tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc CMCN lần thứ 4 vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội…

Tiếp tc đi mi căn bn toàn din GD-ĐT

Cùng với hơn 1 triệu đảng viên trên cả nước, tại TP.HCM, hàng chục ngàn đảng viên ngành GD-ĐT đã có đợt sinh hoạt chính trị sâu, rộng về NQĐHĐBTQ lần thứ XIII. Không chỉ dừng ở việc học tập NQ, đợt sinh hoạt chính trị còn tiếp thêm tinh thần, động lực, xây dựng niềm tin cho đội ngũ cán bộ quản lý GD – những người được ví như đầu tàu cho chuyến hải trình GD cập bến thành công. Từ chính niềm tin, định hướng về đường lối chính trị, mỗi cơ sở GD có cách thức triển khai riêng để phù hợp với đơn vị, góp phần đưa NQ của Đảng vào sâu, rộng và sát với thực tế của ngành.

Ngay sau đợt học tập quán triệt về NQ của Đảng, cô Hoàng Thị Hảo – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THPT Đào Sơn Tây – đã bắt tay vào xây dựng kế hoạch hành động của nhà trường. Trong buổi sinh hoạt Chi bộ đầu tháng 4, nội dung của NQ đã được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong toàn thể cán bộ đảng viên nhà trường. Theo cô Hảo, NQ Đại hội XIII của Đảng mang tính kế thừa tinh thần của NQ 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT; song song với đặt mục tiêu mới về đẩy mạnh cuộc CMCN 4.0, đẩy mạnh hướng nghiệp trong các nhà trường. Chính vì thế, việc đưa NQ của Đảng vào nhà trường không thể là hô hào, bê nguyên xi những câu khẩu hiệu. Đối với GD, NQ của Đảng không phải là điều gì mang tính hàn lâm, bác học mà cần được cụ thể hóa, chi tiết hóa, hiện thực hóa, bao trùm trong mọi hoạt động GD của trường, đưa GD hàn lâm thành GD trải nghiệm…

“NQ của Đảng một lần nữa lại đặt ra yêu cầu về đổi mới đối với nhà trường, đưa sự tham gia của HS vào trong mọi hoạt động GD, làm sao giúp HS được trải nghiệm nhiều hơn. Điều này lại cần đến sự mạnh dạn của đơn vị. Cốt lõi là trao cho giáo viên tâm thế sẵn sàng đổi mới, tin vào mục tiêu của đổi mới, chuẩn bị sẵn sàng cho thực hiện Chương trình GDPT 2018, đẩy mạnh GD phẩm chất đạo đức, năng lực HS… Để thực hiện những mục tiêu đó, quan trọng hơn cả vẫn là tạo ra được môi trường GD thân thiện, lành mạnh; HS, giáo viên mỗi ngày đến trường đều là ngày vui, xây dựng trường học hạnh phúc. Trong đó, để thầy cô hạnh phúc thì cần tạo ra sự đồng thuận, có sự phối hợp chặt chẽ trong mọi lực lượng, trong từng tầng lớp nhân dân, tạo ra mối dung hòa trong các quan hệ của nhà trường”, cô Hảo nhấn mạnh.

Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, NQ cũng đặt ra yêu cầu về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Trước yêu cầu này, bà Phạm Thúy Hà – Phó Trưởng phòng GD-ĐT Q.4 – cho hay, cụ thể hóa NQ vào nhà trường đó là việc đẩy mạnh các nội dung GD về văn hóa, bản sắc dân tộc cho HS, phù hợp với từng cấp học. Chính tính chủ động của từng nhà trường, sự đổi mới trong chương trình GD, phương thức tiếp cận HS hướng đến phát triển toàn diện sẽ là cánh cửa để từng nhà trường thực hiện tốt yêu cầu này.

Khơi dy khát vng phát trin đt nưc phn vinh

NQĐHĐBTQ lần thứ XIII cũng nêu rõ: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh của con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế.

Về nội dung này, thầy Nguyễn Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh) – nhìn nhận, NQ đang đặt mục tiêu trong khơi dậy lý tưởng, khát vọng, hoài bão cho HS. Trên thực tế, một bộ phận HS không có mục tiêu trong học tập, thờ ơ bàng quan với cuộc sống. Cụ thể hóa nội dung này đặt yêu cầu từng nhà trường cần tăng cường GD lý tưởng cho HS, giúp các em hiểu được mục tiêu của việc học hướng đến tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Không chỉ đổi mới trong GD kiến thức, yêu cầu này đặt ra tính linh hoạt, chủ động của từng nhà trường trong đổi mới nội dung GD toàn diện HS, hướng HS đến lòng tự tôn – tự hào dân tộc; từ đó có khát vọng đóng góp sức mình trong xây dựng và phát triển TP, đất nước”, thầy Tuấn nhấn mạnh.


Tăng cưng chuyn đi s trong các nhà trưng là cách đưa ngh quyết ca Đng vào môi trưng giáo dc. Ảnh: N.Định

Gắn với bối cảnh của cuộc CMCN 4.0, khát vọng phát triển đất nước được thầy Tuấn chỉ ra, đó là giúp HS tiếp cận với nền tảng công nghệ, ý thức khởi nghiệp, ý thức về nghề nghiệp trong bối cảnh mới. Có nghĩa là công cuộc chuyển đổi số cần được làm mạnh, làm cho tới ở từng cơ sở GD tùy theo từng bậc học, tùy điều kiện của nhà trường và căn cứ theo đối tượng HS. Đưa nghiên cứu khoa học vào nhà trường, coi chuyển đổi số là công cụ để HS tiếp cận với thế giới bên ngoài, tăng cường năng lực tự học…

Thầy Lê Ngọc Phong – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình (Q.4) – cho rằng, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước đối với HS tiểu học chỉ đơn giản là trang bị cho các em những hiểu biết về lịch sử, văn hóa dân tộc. Những hiểu biết đó khi “đủ lớn” sẽ là “chất keo” kết dính HS với tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc…

“Đưa NQ của Đảng vào trong nhà trường đòi hỏi sự linh hoạt để thích ứng chứ không phải rập khuôn, sáo rỗng. Ở đó đặt yêu cầu cao về sự đồng thuận giữa nhà trường với phụ huynh, xã hội; tuyên truyền cho giáo viên, nhân viên nhà trường hiểu về NQ của Đảng, giúp đội ngũ nhận ra vai trò của mình trong việc thực hiện NQ…”, thầy Phong bày tỏ.

Nam Đnh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)