Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đưa rác thải… vào giờ học môn hóa

Tạp Chí Giáo Dục


Cô Ngô Thùy Trang cùng h
c sinh lp 11A6 gii thiu sn phm sa chua

Nhằm mang kiến thức môn học đến gần học sinh, tạo hứng thú cho các em trong giờ học, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, cô Ngô Thùy Trang (giáo viên môn hóa Trường THPT Long Trường, Q.9, TP.HCM) đã đưa rác thải nhựa… vào môn hóa thông qua dự án “Chế tạo xe phản lực, lên men sữa chua”. Theo đó, với bài học Axít cacboxylic, 45 học sinh lớp 11A6 đã được chia ra 4 nhóm, mỗi nhóm có nhiệm vụ chế tạo một sản phẩm (2 nhóm thực hiện lên men sữa chua, 2 nhóm chế tạo xe phản lực). Trong 2 tuần thực hiện, những sản phẩm đã được học sinh hoàn thành và đưa vào giờ học bài Axít cacboxylic. “Tham gia vào quá trình thực hiện sản phẩm, học sinh sẽ có những hình dung rõ hơn về axít, tác dụng của axít trong cuộc sống. Đồng thời, thông qua chính những sản phẩm đó khuyến khích tính sáng tạo của học sinh. Bởi giáo viên chỉ là người đưa ra ý tưởng, còn thực hiện ý tưởng lại đến từ góc nhìn, mong muốn của học sinh”, cô Trang cho biết. Điều đặc biệt của dự án là sản phẩm xe phản lực đều được chế tạo từ rác thải nhựa như chai lọ, tái sử dụng những que kem, nắp chai. “Tưởng rằng không liên quan đến bài học nhưng cơ chế hoạt động của xe phản lực lại thể hiện được phản ứng của axít. Xe vận hành nhờ vào tác dụng của dấm lên barking soda tạo thành khí CO2, từ đó tạo ra lực để đẩy xe đi. Phản ứng này giúp học sinh nhớ bài học và vừa học vừa chơi”, cô Trang cho biết thêm.

Không chỉ làm sữa chua, chế tạo xe phản lực, nhiều poster về rác thải nhựa cũng được “góp mặt” trong dự án, hướng học sinh tới lối sống xanh, bảo vệ môi trường. “Hóa hữu cơ trong chương trình lớp 11 rất khó. Nếu chỉ qua các phản ứng trong SGK học trên lớp, học sinh khó có thể hình dung ra kiến thức cũng như khó ghi nhớ bài. Tuy nhiên, thông qua sản phẩm các em lại thể hiện sự thích thú, tìm tòi, ý thức tự khám phá môn học. Nhiều em thể hiện sự tự tin trong thuyết trình, chủ động mở rộng thêm nhiều kiến thức về tác dụng của axít đối với cuộc sống. Từ sân chơi nhỏ này, chính sự chủ động học hỏi kiến thức của học sinh sẽ là bước khởi đầu để các em yêu thích môn học, tự tin vào bản thân, mạnh dạn đưa ra những ý tưởng của riêng mình”, cô Trang khẳng định.

Tin, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)