Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Đưa sách đến với người khiếm thị

Tạp Chí Giáo Dục

Hiu đưc nhng hn chế đến thư vin ca ngưi khiếm th, thi gian qua, Thư vin Khoa hc tng hp TP.Đà Nng đã có nhiu hot đng đ h tr đi tưng đc này. Cùng vi vic đu tư quy mô, hin đi phòng đc dành cho ngưi khiếm th, thông qua các chi hi ngưi mù ti các qun, huyn, sách đã đưc đưa v tn nơi theo nhu cu ngưi đc…


Thư vin Khoa hc tng hp Đà Nng ra mt phòng đc khiếm th vi tng vn tài liu hơn 3.900 bn vi đa dng các th loi

Hào hng tiếp cn văn hóa đc

Ngày cuối tuần, phòng đọc dành cho người khiếm thị ở Thư viện Khoa học tổng hợp TP.Đà Nẵng vẫn mở cửa. Không gian thoáng mát với đầy đủ phương tiện, cơ sở vật chất và nhân lực luôn sẵn sàng phục vụ bạn đọc. Có mặt từ sớm, em Võ Thành Nhân, 16 tuổi, trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu chia sẻ: “Em rất thích đọc sách, mỗi lúc có điều kiện, có người đưa đón là em tranh thủ đến thư viện đọc những cuốn sách yêu thích. Được đọc sách không chỉ giúp em có thêm các kiến thức mình cần mà còn thấy tâm trạng mình tốt hơn, thoải mái và yêu cuộc sống hơn”.

Đến thư viện tìm những đầu sách liên quan đến chuyên ngành âm nhạc, bạn đọc Nguyễn Công Cường (23 tuổi) cho biết: “Sách dành cho người khiếm thị vốn rất ít nên từ trước tới nay em gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận. Dù đã tốt nghiệp Trường ĐH Âm nhạc Huế nhưng em vẫn cần tìm kiếm thêm tài liệu, đọc để bồi dưỡng thêm kiến thức cho mình. Nhờ công nghệ hiện đại có thể chuyển từ file word sang hình thức đọc, em mới có thể tiếp cận được thông tin, kiến thức cần tìm hiểu. Phòng đọc của thư viện đáp ứng cơ bản nhu cầu người đọc. Em cũng mong được đọc thêm nhiều đầu sách như tiểu thuyết và nhiều sách giải trí khác để nâng cao đời sống tinh thần”.


B
n đc khiếm th tham gia đc sách ti Thư vin Khoa hc tng hp Đà Nng

Bà Lê Thị Diệu Châu – Phó Chủ tịch Hội Người mù TP.Đà Nẵng nhìn nhận, với sự phát triển của công nghệ, việc đầu tư cơ sở vật chất và tạo điều kiện cho đối tượng người khiếm thị được tiếp cận với văn hóa đọc là một chính sách nhân văn. Thông qua việc đọc – điều tưởng chừng không thể với người khuyết tật về mắt đã được hiện thực hóa, nhiều người được nâng cao kiến thức cũng như đời sống tinh thần, giúp họ giảm bớt tự ti và ngày càng tự tin hơn trong cuộc sống. “Người khiếm thị được đọc sách tại nhà giúp hội viên thuận tiện và dễ dàng tiếp cận với sách hơn. Kiến thức trong sách rất bổ ích cho bạn đọc trên lĩnh vực nghề nghiệp của họ. Trong đó, đáng mừng nhất là nhiều hội viên theo học nghề massage, may, thêu thùa… đã có thể tiếp cận thêm được nhiều tài liệu từ sách để nâng cao tay nghề của mình, góp phần tăng thu nhập để ổn định cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Với đối tượng khiếm thị là các em thiếu nhi bị khiếm thị bẩm sinh, việc cảm nhận thế giới xung quanh rất mơ hồ, không như nhưng người bị khiếm thị do tai nạn, bệnh tật. Vì thế, những cuốn sách dành cho người khiếm thị giúp các em hình dung ra được thế giới xung quanh mình. Bản thân tôi cũng đọc sách và cảm thấy mình tự tin hơn, bồi bổ được nhiều kiến thức hơn thông qua các tài liệu đọc được”, bà Diệu Châu bộc bạch.

Đ ngưi khiếm th bt thit thòi

Để giúp người khiếm thị có nhiều cơ hội và điều kiện đọc sách, vài tháng trở lại đây, Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng đã sử dụng xe lưu động để phục vụ chở sách đến tận tay người đọc thông qua danh sách đã được Hội Người mù TP thống kê gửi đến theo yêu cầu các đầu sách.

“Chúng tôi luôn n lc vì bn đc, nht là đi tưng bn đc khiếm th. Đây là đi tưng yếu thế, chu nhiu thit thòi và gp nhiu khó khăn khi tiếp cn vi văn hóa đc. Vic đưa sách đến vi ngưi khiếm th có ý nghĩa quan trng trong phát trin văn hóa đc, góp phn đm bo quyn bình đng trong lĩnh vc hc tp và nghiên cu cho mi đi tưng. Bên cnh đó, góp phn thúc đy vic xây dng xã hi hc tp, hình thành môi trưng văn hóa đc, tăng cưng kh năng tiếp cn thông tin và nâng cao tri thc đ ngưi khiếm th vươn lên khng đnh bn thân, tìm kiếm cơ hi phát trin”, bà Hà Th Thanh Trúc – Trưng phòng Công tác bn đc (Thư vin Khoa hc tng hp Đà Nng) nói.

Tròn 12 năm trước, phòng đọc khiếm thị – Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng được hình thành. Vốn tài liệu ban đầu bao gồm hơn 1.000 tài liệu đa số là sách Braille và băng cassette. Trang thiết bị lúc ấy là máy trợ thị Smart view cho người nhược thị, máy victor reader, máy cassette do Quỹ Force tài trợ, mỗi loại 2 máy. Bà Lê Thị Bích Phượng – Giám đốc thư viện cho biết, năm 2015, thư viện khởi công xây dựng mới. Từ đó, phòng đọc khiếm thị đã phục vụ tài liệu thường xuyên cho Thành hội và các chi hội người mù trên địa bàn TP; Tổ chức các sự kiện và hội nghị công tác bạn đọc dành cho bạn đọc khiếm thị nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đọc và tìm kiếm thông tin. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, công tác đọc rơi vào tình trạng bị “đứt” quãng. Mặt khác, đời sống kinh tế sau dịch cũng gặp nhiều khó khăn, đa số bạn đọc khiếm thị không có thời gian đọc sách Braille, hay đến thư viện sử dụng tài liệu. Đó là chưa kể việc di chuyển không thuận lợi cũng góp phần tạo ra sự suy thoái trong phong trào tìm đến sách. Trăn trở trước điều đó, thư viện đưa ra các giải pháp để phục vụ bạn đọc một cách tốt nhất, thuận lợi nhất. Tháng 4-2022, thư viện ra mắt phòng đọc khiếm thị với tổng vốn tài liệu hơn 3.900 bản với đa dạng các thể loại như sách chữ nổi Braille, sách vải nổi (897 bản), đĩa CD (1511 bản), băng cassette (1.491 bản) và các máy móc hỗ trợ bạn đọc khiếm thị trong quá trình tiếp cận tài liệu như máy Smart view; máy victor reader, máy đọc cassette và CD… Ngoài ra, còn đầu tư các máy vi tính, laptop,  các máy tính bảng có cài phần mềm đọc để hỗ trợ các bạn đọc khiếm thị tiếp cận các nguồn thông tin phong phú trên mạng internet…

Thiên Phúc

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)