Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đưa thiết chế văn hóa nhà trường vào đổi mới giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Trong tiết hc ngoài không gian lp hc, hc sinh Trưng THCS Hà Huy Tp (Q.Bình Thnh, TP.HCM) đã hóa thân thành nhng ngưi nông dân thc th, li rung ct lúa, bt cá… ti sân trưng. Bng cách mnh dn đưa thiết chế văn hóa nhà trưng vào đi mi giáo dc, vic đi mi đã tr nên nh nhàng, hiu qu.


Hc sinh Trưng THCS Hà Huy Tp (Q.Bình Thnh, TP.HCM) đưc giáo viên hưng dn cách thu hoch lúa

Tri nghim “có mt không hai”

Lần đầu tiên được cầm liềm, lội ruộng cắt lúa, em Như Hoa (một học sinh của trường) vô cùng thích thú. Sau khi theo dõi thầy cô hướng dẫn cách cầm liềm, cách cắt lúa, bó lúa, Như Hoa cẩn trọng cắt từng gốc lúa, thỉnh thoảng nhăn mặt khi bị lá lúa đâm vào người… “Đây thực sự là trải nghiệm “có một không hai” trong tiết học, khi mà ngay tại sân trường chúng em được hóa thân thành những người nông dân thực thụ chứ không phải đi về các nông trại ở Long An hay Bến Tre xa xôi. Trải nghiệm mang đến cho chúng em những cảm giác rất tuyệt vời khi được tìm hiểu, khám phá nhiều hơn kiến thức nông nghiệp, về môi trường đất, về quá trình sinh trưởng của cây lúa, qua đó giúp chúng em biết trân trọng công sức lao động của người nông dân, trân quý hơn từng bữa cơm hàng ngày”, Như Hoa bày tỏ.

Khu trải nghiệm trồng lúa được Trường THCS Hà Huy Tập tận dụng lại từ chính tiểu cảnh được nhà trường trang trí trong dịp Tết vừa qua. Ruộng lúa được quây lại từ những mảnh ghế đã cũ, được lót bạt phía dưới và đổ bùn lên, tưới nước hàng ngày để lúa phát triển. “Trong suốt 3 tháng từ khi gieo hạt, đến khi lúa trổ đòng và chín, ngày nào thầy cô cũng thay nhau chăm sóc, tưới nước bón phân để lúa phát triển. Các thầy cô còn thả thêm lươn, cá vào ruộng lúa và cho ăn để mong các em học sinh có những trải nghiệm tuyệt vời nhất từ chính thiết chế văn hóa của nhà trường”, cô Hứa Thị Diễm Trâm (Hiệu trưởng Trường THCS Hà Huy Tập) chia sẻ.

Cô Trâm nhẩm tính, tổng chi phí cho việc đổi mới hoạt động trải nghiệm, giúp học sinh hóa thân thành người nông dân để học về khoa học tự nhiên và giáo dục các em những bài học về giá trị sức lao động… chỉ vài trăm ngàn đồng, từ mua lúa giống, mua cá, bón phân. Thế nhưng, đổi lại các em học sinh được trải nghiệm nhiều điều thú vị.


Tri nghim hóa thân thành ngưi nông dân ti sân trưng mang đến s thích thú cho hc sinh

Được hóa thân thành người nông dân trong bộ đồng phục học sinh, với khăn quàng đỏ trên cổ, các em háo hức cầm liềm cắt từng gốc lúa, rồi bó lúa, gánh lúa, tuốt lúa, không ngại lội sình bùn. Từ những e dè, ngạc nhiên, lạ lẫm ban đầu, các em học sinh chuyển sang thích thú khám phá và háo hức trải nghiệm. “Trước đây, để mang đến cho học sinh những trải nghiệm này, nhà trường phải đưa các em về tận Long An, Bến Tre, mỗi chuyến đi với chi phí tốn kém lại phải di chuyển xa, không phải em nào cũng có cơ hội được trải nghiệm. Khi tái hiện ruộng lúa tại sân trường thì chỉ cần trong tiết học, các em cũng được trải nghiệm với chi phí… không đồng. Đổi mới này không chỉ là đổi mới về không gian lớp học, đổi mới cách tổ chức hoạt động giáo dục mà quan trọng hơn là mang đến cho học sinh sự thích thú khi đến trường được học, được trải nghiệm những điều mới lạ, học thông qua trải nghiệm…”, cô Trâm nhấn mạnh.

Càng đưc tri nghim, hc sinh càng thích thú vi vic hc

Đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các bậc học từ tiểu học đến THPT đều hướng đến mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Việc học được chuyển đổi từ phương thức truyền thụ kiến thức một chiều sang phát triển năng lực học sinh thông qua tương tác, học sinh học để ứng dụng, để vận dụng kiến thức vào thực tế. Để đổi mới giáo dục đạt hiệu quả cao nhất, nhiều trường học tại TP.HCM trong thời gian qua đã mạnh dạn, sáng tạo, đưa thiết chế văn hóa nhà trường vào hoạt động đổi mới giáo dục, mang lại những hiệu ứng tích cực cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.

Đơn cử như Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM), nhà trường đã đưa dự án học lịch sử từ tên trường vào hoạt động giáo dục đối với học sinh. Bằng cách này, học sinh tiếp cận kiến thức môn học một cách trực quan sinh động, đầy thích thú. “Từ chính tên trường nhưng không phải học sinh nào cũng hiểu hết ý nghĩa về tên ngôi trường mình đang học. Bằng cách đổi mới, đưa chính tên ngôi trường các em đang học trước hết sẽ khiến việc học không còn nhàm chán mà trở nên gần gũi, cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức lịch sử, địa lý gắn với tên vị danh nhân lịch sử mà trường được vinh dự mang tên. Qua đó các em sẽ thêm tự hào về trường, yêu thích thêm môn học, thấy thú vị khi học lịch sử”, cô Đỗ Ngọc Chi (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm) chia sẻ.

Trong khi đó, cô Hứa Thị Diễm Trâm cho hay, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra yêu cầu về việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, thông qua trải nghiệm, các em học kiến thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Thế nhưng, yêu cầu đó không chỉ đặt ra đối với từng môn học, trong mỗi tiết học mà còn là đối với các hoạt động giáo dục bổ trợ ngay trong nhà trường, tận dụng chính các thiết chế văn hóa trong trường để làm sinh động, gia tăng thêm trải nghiệm cho học sinh. Khi càng được trải nghiệm, các em càng thích thú với việc học, thích thú được đến trường. “Học sinh không chỉ học trong từng môn mà các em còn học qua những trải nghiệm. Đó không chỉ là những trải nghiệm bộ môn, trải nghiệm bên ngoài nhà trường mà còn từ chính những trải nghiệm khi chúng ta tận dụng, đổi mới thiết chế văn hóa, đưa thiết chế văn hóa vào giờ học. Càng gia tăng các trải nghiệm cho học sinh, việc đổi mới giáo dục sẽ càng đạt hiệu quả”, cô Trâm cho biết.

Bài, ảnh: Quang Long

Bình luận (0)