Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đưa trí tuệ nhân tạo vào trường phổ thông: Đi trước đón đầu

Tạp Chí Giáo Dục

To giáo viên o đng lp, nh AI thiết kế bài kim tra, ng dng công ngh VAR trong đánh giá hc sinh… là nhng bưc “đi trưc đón đu” ca nhiu giáo viên TP.HCM khi đưa AI vào trưng ph thông.


Nhiu đa phương đã ch đng trang b cho giáo viên năng lc s ng dng AI trong ging dy

Giáo viên… o đng lp

Các tiết học lịch sử – địa lý của học sinh lớp 7, Trường THCS Ba Đình (quận 5) thường xuyên đón những giáo viên… đặc biệt. Đó là giáo viên ảo được tạo ra từ AI, xuất hiện trong những video để giảng về nội dung bài học.

Cô Nguyễn Trần Thúy Anh – giáo viên môn lịch sử địa lý, Trường THCS Ba Đình cho biết, giáo viên ảo được tạo ra bởi AI thông qua những video ngắn để giới thiệu về chủ đề bài học. Giáo viên ảo sẽ hỗ trợ giáo viên làm rõ kiến thức đến học sinh hoặc mở rộng thêm kiến thức.

“Ví dụ, khi dạy về bài học chống giặc ngoại xâm, để mở rộng kiến thức cho học sinh hiểu về lịch sử hình thành và phát triển TP.HCM nếu đơn thuần giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh cùng tìm hiểu những video trên mạng internet thì dễ gây cho các em sự nhàm chán. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của một giáo viên ảo, trong trang phục đẹp, đứng trong lớp học thì cũng là xem video nhưng lại tạo cho các em sự hứng thú hơn rất nhiều. Lớp học trở nên sôi động, học sinh thích thú nghe, thích thú bàn luận… Bài học vì thế mà đến với các em một cách tự nhiên, dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu” – cô Thúy Anh chia sẻ.

Để tạo ra giáo viên ảo đứng lớp, giáo viên này cho biết bản thân học hỏi từ các trang dạy học nước ngoài. Bằng những câu lệnh nhỏ, theo yêu cầu bám vào bài học, hiện nay giáo viên ảo đã trở thành trợ thủ đắc lực của cô Thúy Anh để chinh phục học sinh trong môn học, bên cạnh các phương pháp dạy học tích cực vẫn được cô áp dụng như dạy học dự án, dạy theo góc, ứng dụng CNTT trong giảng dạy…

Trong khi đó, thầy Nguyễn Trung Anh Vũ – giáo viên mạng lưới Khoa học tự nhiên, Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3) lại chủ động sử dụng AI để tạo nguồn câu hỏi trong kiểm tra đánh giá học sinh. Đặc biệt, với công nghệ VAR được thầy ứng dụng trong các kỳ kiểm tra định kỳ đã hỗ trợ công tác kiểm tra được minh bạch, khách quan…

Ngoài ra, thầy Vũ thường tạo các mã QR tích hợp các phần kiến thức mở rộng để học sinh thuận tiện trong tìm kiếm thông tin, đồng thời hướng dẫn học sinh sử dụng AI để tìm kiếm thông tin, làm bài thuyết trình và định hướng lại thông tin cho học sinh.

Thầy Vũ cho hay: Giáo viên thường gặp khó khi thiết kế các câu hỏi trong bộ môn khoa học tự nhiên vì dù sao đây cũng là môn học mới khi thực hiện Chương trình GDPT 2018. AI với khả năng tổng hợp các nguồn để thống kê, giúp giáo viên tạo nguồn câu hỏi một cách phong phú song đòi hỏi giáo viên phải có năng lực đánh giá, kiểm chứng câu trả lời của AI để có những câu hỏi chính xác nhất. Khi sử dụng AI, giáo viên phải biết mình muốn hỏi gì và biết cách đặt câu hỏi để cho ra câu trả lời theo đúng mong muốn. Nhất là không lạm dụng AI để thiết kế giáo án…

Riêng việc sử dụng công nghệ VAR trong kiểm tra đánh giá, thầy Vũ phân tích, khi kiểm tra đánh giá, nếu xảy ra sự cố như học sinh gian lận, sử dụng tài liệu thì có thể tranh cãi như thầy nói có, học sinh nói không. Công nghệ VAR giúp lưu lại các giờ kiểm tra, hỗ trợ giáo viên tổ chức hoạt động kiểm tra một cách khách quan, minh bạch.

“Học sinh hiện nay các em rất thành thục trong việc sử dụng CNTT cũng như các phần mềm của AI. Do vậy, giáo viên cần có sự định hướng trong các tiết dạy của mình để các em sử dụng một cách có hiệu quả trong việc học tập, không lạm dụng nhưng cũng không bài trừ” – thầy Nguyễn Trung Anh Vũ nhìn nhận.

Nhng bưc đi dài…

Đưa AI vào trường học được xem là xu hướng tất yếu trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục hiện nay. Tại TP.HCM, kế hoạch triển khai đề án “Giáo dục thông minh và học tập suốt đời tại TP.HCM giai đoạn 2021-2030” từ năm 2023 đến năm 2025 cũng xác định mục tiêu về việc triển khai xây dựng và tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá thông minh.

Trong đó, nêu rõ: Xây dựng và triển khai giảng dạy AI, Coding, Blockchain, thí điểm ở 8 trường THPT. Và mỗi quận huyện, TP.Thủ Đức chọn 1 trường THCS để thực hiện. Triển khai chương trình tự động hóa ứng dụng và STEM trong trường trung học qua việc xây dựng chương trình giảng dạy và sinh hoạt câu lạc bộ tự động hóa ứng dụng và STEM robot trong nhà trường, với chương trình, phần mềm và tài liệu thí điểm. Thí điểm ở 54 đơn vị bao gồm 27 trường THCS và 27 trường THPT.

Với các mục tiêu này, nhiều địa phương đã chủ động xây dựng, triển khai các chương trình tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để có thể tự tin ứng dụng AI trong dạy và học.

Từ năm 2023 đến nay, quận 3 đã liên tiếp tổ chức nhiều đợt tập huấn cho đội ngũ giáo viên các bậc học về việc ứng dụng AI trong dạy và học. Đây được xem là địa phương tiên phong sớm hình thành những bước đi dài đưa AI vào trường học.

TS. Phạm Đăng Khoa – Trưởng phòng GD-ĐT quận 3 cho biết, ngành GD-ĐT quận luôn xác định việc ứng dụng công nghệ, AI là nhiệm vụ quan trọng, do vậy luôn hướng việc biến AI trở thành công cụ hỗ trợ dạy và học. Các buổi tập huấn nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho giáo viên về việc tích hợp AI vào quá trình giảng dạy và xây dựng học liệu số.


Mt tiết kim tra đnh k có ng dng công ngh VAR

“Trong kỷ nguyên số hiện nay, việc áp dụng công nghệ mới như AI không chỉ giúp cá nhân hóa quá trình học tập, phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng học viên, mà còn tăng cường hiệu quả giáo dục bằng cách cung cấp các phương tiện học tập đa dạng và linh hoạt. Áp dụng AI trong giáo dục còn mở ra cơ hội cho giáo viên và học sinh tiếp cận với những phương pháp dạy và học mới, từ đó khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện. Với sự hỗ trợ của AI, chúng ta có thể tạo ra một nền tảng giáo dục mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu của thời đại và đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng” – TS. Khoa kỳ vọng.

Tương tự, triển khai chuyển đổi số giáo dục, tận dụng AI trong giáo dục, năm học 2023-2024, TP.Thủ Đức đã mạnh dạn xây dựng mô hình trường học số cũng như tập huấn trang bị kỹ năng cho giáo viên hình thành giáo viên số. Song song, hàng loạt các hội thảo, chia sẻ về nội dung này đã được địa phương tổ chức cho giáo viên trong suốt năm học…

Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên – Trưởng phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức nhận định, đổi mới giáo dục hướng đến phát triển phẩm chất năng lực học sinh, lấy học sinh làm trung tâm đòi hỏi giáo viên phải thực hiện tốt mục tiêu cá nhân hóa học sinh. Chỉ qua công nghệ, AI mới hỗ trợ giáo viên tốt nhất việc dạy và học trên lớp, tiếp cận từng đối tượng học sinh.

“Hiện nay TP.Thủ Đức có 2.500 giáo viên được tập huấn, đào tạo chứng chỉ giáo viên số của Google for Education. Điều này cho phép giáo viên mạnh dạn, tự tin hơn ứng dụng AI thiết kế bài giảng, giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập cũng như định hướng được bức tranh giáo dục khi AI trở thành công cụ chứ không phải sự lệ thuộc…” – ông Nguyên nói thêm.

Đ Giang Quân

Bình luận (0)