Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đưa trò chơi dân gian về với học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Mùa Trung thu 2019, các trưng hc trên đa bàn TP.HCM có nhiu hình thc t chc như thuê múa lân, ông Đa cùng hc sinh đi rưc đèn; có trưng t chc thi làm lng đèn, v tranh; trưng thì cho hc sinh làm bánh san s cho ngưi nghèo… Riêng hc sinh Trưng THCS Cách Mng Tháng Tám (Q.10) thì đưc hòa mình vào nhng trò chơi dân gian mang đm hn quê.

Hc sinh Trưng THCS Cách Mng Tháng Tám đang chơi ô ăn quan

Với chủ đề “Trải nghiệm mới với đêm hội Trung thu”, năm nay học sinh Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám có một mùa Trung thu đầy thú vị, hấp dẫn với nhiều trò chơi dân gian: nhảy sạp, ô ăn quan, nhảy bao bố, ném banh, ném phi tiêu, bịt mắt bắt dê, đập heo… Thích thú với ngày hội, em Đào Ngọc Minh Ánh (lớp 7A2) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên em được trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian. Em thường chơi ô ăn quan ở nhà nhưng không vui bằng chơi ở trường như vầy. Trong các trò chơi em ấn tượng nhất là nhảy sạp vì trò chơi này lạ nhưng khi tham gia, được thầy, cô và các bạn hướng dẫn nên bây giờ em không chỉ biết chơi mà còn thích thú. Mai mốt em sẽ rủ các bạn chơi cùng”.

Còn với em Phạm Thị Kim Ngân (lớp 9A3) thì: “Sau giờ học căng thẳng, em được tham gia các trò chơi này giúp đầu óc, tinh thần trở nên thoải mái, không chỉ vậy nó còn thể hiện tinh thần đoàn kết”.

Trước đây, công nghệ chưa phát triển, các loại hình giải trí hiếm hoi. Chính vì vậy thú vui duy nhất của học sinh là những trò chơi dân gian. Giờ ra chơi, sân trường rộn rã tiếng cười. Các bạn nam, nữ đều thỏa sức tụm 5, tụm 7, chia đội để tổ chức trò chơi. Nào là chơi nhảy dây, bịt mắt bắt dê, rượt bắt, kéo co, nhảy bao bố, banh đũa, rồng rắn lên mây, trốn tìm, đá cầu… Mỗi trò chơi có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau, vì vậy rất phù hợp với sở thích và tính cách khác nhau nên khiến học sinh chơi suốt ngày mà không thấy chán.

Đa phần các trò chơi dân gian Việt Nam thường đơn giản tiện lợi, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi. Dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên như: cái gậy, hòn đá, hòn bi… là có thể lập được một hội chơi. Do đó khi bước vào cuộc chơi, người chơi không cần phải đầu tư nhiều tiền nhưng vẫn bổ ích, có tác dụng giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh mà còn tạo nên sợi dây gắn kết mọi người với quê hương xứ sở.

Tuy nhiên, khi công nghệ phát triển, nhiều loại hình giải trí hiện đại ra đời đã chôn vùi nhiều trò chơi dân gian. Các em vẫn dán mắt vào màn hình điện thoại mà quên đi mình có rất nhiều trò chơi đơn giản nhưng thiết thực.

Là một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, thầy Nguyễn Minh Triết (giáo viên Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám) nhận xét: “Bản thân các em là thế hệ của thời đại công nghệ cho nên đa phần mê facebook, game mà không hề quan tâm đến các trò chơi vận động rèn sức khỏe lẫn trí tuệ như nhảy sạp, ô ăn quan… Vì vậy, khi tiếp xúc các em sẽ bỡ ngỡ và không hứng thú nhưng khi đã được trải nghiệm các em mới bộc bạch rằng chúng em cứ nghĩ nó chán nhưng không ngờ những trò này lại vui cực kỳ. Điều đó không thể nói rằng là các em thờ ơ, không quan tâm mà là do không có cơ hội”.

Nói về những trò chơi này, cô Lương Du Mai (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết mặc dù đây là lần đầu tiên nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi dân gian nhưng các em rất phấn khởi và hào hứng. Thầy, cô trong trường cũng có dịp vui chơi cùng các em. “Sắp tới nhà trường dự kiến sẽ tổ chức những trò như thế này mỗi tuần xen vào những tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Đồng thời đầu tư vẽ khung trò chơi trên nền sân trường, chuẩn bị dụng cụ để các em có thể chơi bất cứ lúc nào. Qua đó góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc” – cô Mai bật mí.

Bài, ảnh: H Trinh

 

Bình luận (0)