Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đưa văn hóa vào trường học cần “gạn đục khơi trong”

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bi cnh Vit Nam hi nhp quc tế sâu rng như hin nay, vic gi gìn, phát huy văn hóa truyn thng và giáo dc hc sinh văn hóa hin đi đang là bài toán khó đt ra cho các trưng hc. Làm sao giúp hc sinh thích ng nhanh nhưng phi hài hòa, có chn lc. Vai trò đnh hưng ca nhà trưng tr nên quan trng hơn bao gi hết.


Trong bi cnh giao thoa văn hóa, các giá tr văn hóa truyn thng càng cn đưc gi gìn, bo tn và phát trin

Chn đúng đi tưng đ mi, chn đúng cách thc đ t chc

Những ngày cuối tháng 10 vừa qua, việc một trường THPT trên địa bàn TP.HCM cho học sinh nghỉ học để tổ chức lễ hội Halloween (lễ hội ma quỷ) đã gây ra nhiều tranh cãi. Đáng nói, ban giám hiệu nhà trường cũng tham gia hóa trang thành những nhân vật trong lễ hội. Hay trong tháng 11, một trường THPT khác tại TP.HCM mời những ca sĩ có đời tư “tai tiếng” về biểu diễn trong chương trình kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam cũng đã gây ra làn sóng phản ứng trên mạng xã hội. Trước đó, nhiều trường học đã mời những “hiện tượng mạng” về giao lưu, chia sẻ với học sinh và xem đây như một cách để đổi mới giáo dục học sinh về văn hóa. Cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, những cách giáo dục văn hóa như trên của một số ít trường học đã không mang lại hiệu quả trong giáo dục học sinh, mà ngược lại tác động xấu đến tư duy, nhận thức của các em. Thậm chí, nguy hiểm hơn là làm lệch lạc trong suy nghĩ của học sinh về những giá trị văn hóa, thẩm mỹ, thuần phong mỹ tục.

Nhìn nhận về điều này, hiệu trưởng một trường THPT tại quận Tân Phú (TP.HCM) cho rằng xuất phát từ mục đích tốt của nhà trường khi mong muốn học sinh có thêm các sân chơi, hoạt động trải nghiệm thú vị, gắn liền với lứa tuổi để các em hào hứng hơn trong học tập. Tuy nhiên, có lẽ vì thiếu sự nhạy cảm trong chọn lọc tổ chức các hoạt động nên đã dẫn đến những tình huống phản giáo dục. “Việc trường học mời ca sĩ, nghệ sĩ, những nhân vật có ảnh hưởng trên mạng xã hội… về giao lưu, tương tác với học sinh trong các hoạt động ngoại khóa, lễ hội hiện nay đã trở nên rất phổ biến. Trên thực tế, học sinh rất thích thú, hào hứng. Vì vậy, điều này giúp nhà trường “ghi điểm” trong mắt học sinh, xây dựng trường học hạnh phúc, thân thiện. Tuy nhiên, vì chính sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức, suy nghĩ của học sinh về các giá trị văn hóa, nên khi tổ chức các hoạt động này đòi hỏi nhà trường phải có sự nhạy cảm để biết giới hạn, chọn đúng đối tượng để mời về trường, chọn đúng cách thức để tổ chức”, vị hiệu trưởng nhấn mạnh.


Chương trình hát bi do Trưng Tiu hc Đinh B Lĩnh (qun 7, TP.HCM) t chc mi đây đưc hc sinh trong trưng hào hng đón nhn

Đối với việc tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế, vị hiệu trưởng này cho rằng nhà trường cũng có rất nhiều cách thức để tổ chức, giới thiệu đến học sinh. Quan trọng nhất là nhà trường phải xác định được mục tiêu và giá trị đạt được đối với học sinh trong hoạt động đó. “Nếu nhà trường tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa mà điều đọng lại trong học sinh không phải là giá trị văn hóa tốt đẹp thì không nên. Văn hóa phải có sự chọn lọc khi đưa vào trường học”, vị hiệu trưởng nêu rõ.

Gi gìn và phát huy văn hóa truyn thng

“Tùy tng đi tưng hc sinh và điu kin nhà trưng đ nhà trưng thiết kế các chương trình giao lưu văn hóa phù hp nht. Trong đó phi hài hòa gia văn hóa truyn thng ca dân tc và văn hóa hin đi, văn hóa ca các quc gia khác”, cô Bùi Minh Tâm (Hiu trưng Trưng THPT Lê Quý Đôn, qun 3, TP.HCM) cho biết.

Cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM) chia sẻ, hiện nay, nếu trường học chỉ đóng khung trong không gian lớp học, trong không gian trường học thì sẽ thiệt thòi cho học sinh. Hướng tới giáo dục học sinh trở thành những công dân toàn cầu, từ chính mỗi nhà trường phải tạo điều kiện, môi trường để học sinh được trải nghiệm, học hỏi, trang bị cho các em những kiến thức để sẵn sàng hội nhập. Song song với cơ hội, điều này lại đặt ra thách thức cho mỗi nhà trường trong việc chọn lọc, làm thế nào để vừa giúp học sinh hiểu biết thêm về văn hóa của nhân loại, của các quốc gia khác nhau mà vẫn giữ gìn và bảo tồn được văn hóa truyền thống của dân tộc; làm thế nào vừa đến gần học sinh qua chính văn hóa của các em nhưng lại không gây phản cảm. Vai trò chọn lọc, “gạn đục khơi trong” trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì văn hóa là hồn cốt và giá trị để hình thành nhận thức, nhân cách, tâm hồn, nhìn nhận cho mỗi học sinh; vì thế càng không thể qua loa khi đưa vào nhà trường. “Tùy từng đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường để nhà trường thiết kế các chương trình giao lưu văn hóa phù hợp nhất. Trong đó phải hài hòa giữa văn hóa truyền thống của dân tộc và văn hóa hiện đại, văn hóa của các quốc gia khác. Do đó, trước hết nhà trường chú trọng đưa các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật truyền thống đến học sinh qua các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường, lồng ghép trong các bài học ở nhiều môn học… Bởi càng hội nhập thì học sinh càng phải hiểu rõ, hiểu sâu về văn hóa truyền thống của dân tộc, có như vậy các em mới tự hào và có ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy, trở thành những đại sứ văn hóa khi bước chân ra thế giới”, cô Bùi Minh Tâm nhìn nhận.

Chương trình đưa hát bội vào trường học được Trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh (quận 7, TP.HCM) tổ chức mới đây đã mang đến cho học sinh sự thích thú, hào hứng. Trong chương trình, học sinh được trực tiếp giao lưu, trải nghiệm, tìm hiểu về nghệ thuật hát bội với các nghệ sĩ. Đại diện nhà trường cho hay, chương trình không chỉ tạo không khí sôi nổi, vui vẻ mà quan trọng hơn cả là giúp học sinh có thêm hiểu biết về một loại hình văn hóa dân tộc, hun đúc trong các em ý thức giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bài, ảnh: Quang Long

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)