Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đưa văn hóa vào trường phổ thông: Dục tốc bất đạt

Tạp Chí Giáo Dục

Trong n lc đưa văn hóa vào trưng ph thông, nhiu năm tr li đây các trưng hc ti TP.HCM đã rt mnh tay, sáng to thiết kế nhiu hot đng, ni dung đa dng, mang đến nhng tri nghim mi m cho hc sinh trong cm nhn v văn hóa.


Hc sinh Trưng THPT Nguyn Du (Q.10) cùng ngh sĩ tái hin li s tích Bánh chưng bánh dy trong dp Tết Nguyên đán

Song, để làm “tròn vai” của văn hóa trong nhà trường, nhìn nhận một cách thẳng thắn rất nhiều nhà quản lý giáo dục cho biết, phải cần đến thêm barem về các hành lang văn hóa, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho các trường khi triển khai, hướng tới tính hiệu quả và mục đích giáo dục cao nhất.

Văn hóa nhưng cn phù hp vi la tui

Chị H., phụ huynh có con đang học lớp 8 tại một trường THCS ở Q.3 than thở: “Con đã học lớp 8, tức là đã 14 tuổi rồi mà nhà trường còn đưa sự tích Chú Cuội cung trăng vào để tái hiện trong ngày Tết Trung thu để các con xem thì có vẻ không còn phù hợp. Sự tích này sẽ thực sự ý nghĩa và tạo được hào hứng với trẻ mẫu giáo hay với học sinh TH, còn với học sinh THCS những trải nghiệm nên ở mức cao hơn và sâu hơn”.

Không chỉ có phụ huynh, đây cũng là nỗi lòng chung của nhiều cán bộ quản lý giáo dục. Hiệu trưởng một trường THPT (Q.8) thừa nhận, thực tế là thời gian qua, rất nhiều nhà trường khi thấy đơn vị bạn đưa văn hóa vào nhà trường thì cũng bằng mọi cách thực hiện nhưng thực hiện thiếu sự cân nhắc, dẫn đến không phù hợp hoặc là rập khuôn, nhàm chán, hoặc là làm cho có phong trào. “Tồn tại của các trường khi triển khai nội dung giáo dục văn hóa đó là nhầm lẫn giữa văn hóa hiện đại và văn hóa truyền thống. Điều nữa là không thực sự hiểu học sinh mình đang có nhu cầu tìm hiểu về loại hình văn hóa nào. Và nhất là các đơn vị chưa xây dựng được một chiến lược bài bản để đưa văn hóa vào nhà trường theo một lộ trình mang tính kế thừa…”.

Như vậy mới có câu chuyện, hàng năm cứ đến hẹn lại lên trường này tổ chức âm nhạc dân tộc với cải lương, trường kia tổ chức đưa học sinh đi tham quan bảo tàng, trường nọ lại mời diễn giả về nói chuyện văn hóa. Thậm chí, ở tất cả các cấp học, khi đưa vào nhà trường các cấp độ của chương trình văn hóa cũng vẫn như nhau “Văn hóa bao hàm rất nhiều khía cạnh, từ văn hóa truyền thống cho đến văn hóa hiện đại. Trong môi trường học đường thì nhà trường cần có sự chọn lọc để đưa vào cho phù hợp với độ tuổi học sinh. Và đặc biệt là khi triển khai phải linh hoạt, không khiên cưỡng”, thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10) chia sẻ.

Trường THPT Nguyễn Du được biết đến là đơn vị cực kỳ mạnh tay và bền bỉ trong nỗ lực đưa văn hóa vào nhà trường, kết hợp giữa văn hóa hiện đại và truyền thống. Từ việc lồng ghép vào trong môn học với hàng loạt các chuyên đề văn hóa như nói về áo dài về trang phục truyền thống của Việt Nam qua các thời kỳ trong môn văn từ tác phẩm Truyện Kiều, việc tổ chức bài bản các chuyên đề riêng biệt như đưa Hát bội vào nhà trường, phong tục Tết cổ truyền… cho đến việc xây dựng thành chuyên đề riêng biệt xuyên suốt trong năm học ở các khối lớp. “Đưa văn hóa vào nhà trường không phải chỉ dừng lại ở mức giới thiệu mà cần phải để cho học sinh nhận thức được, hiểu được thì mới hiệu quả. Muốn làm được như vậy lại cần phải có sự đầu tư trong từng hoạt động. Không thể nào mà chuyên đề Hát bội cấp THPT lại giống với cấp TH, và càng không thể nào xây dựng sâu các chuyên đề văn hóa mà bản thân thầy cô không có sự chuyên sâu trong lĩnh vực đó”, thầy Phú nêu rõ.

Cạnh đó, thầy Phú cũng cho rằng, việc chọn lọc văn hóa đưa vào nhà trường cũng nên bắt đầu từ những nét đặc trưng tại vùng đất, TP mà các em đang sống. “Thứ nhất phải hiểu về văn hóa ở vùng đất, TP mà mình đang sống thì các em mới có sự tự tin, vốn sống, sự tự hào, có ý thức giữ gìn, có động lực phấn đấu học tập. Việc này cũng sẽ trang bị cho các em kiến thức để các em trở thành những “sứ giả văn hóa” lan tỏa nét đẹp TP mình đến bạn bè ở phương xa”, thầy Phú nhấn mạnh.

Cn xây dng barem hành lang

Hiện nay việc các nhà trường đưa giáo dục văn hóa vào học đường là yêu cầu hết sức cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và thông tin mạng lên ngôi. Thế nhưng, nói đi cũng phải nói lại, nhìn từ thực tế thì hầu hết khi thực hiện các trường đều phải “tự bơi” theo kiểu thấy gì hay thì áp dụng nên không thể tránh khỏi sự “lệch pha”, thiếu tương thích khi triển khai. Cạnh đó là bài toán kinh phí, thời gian cũng là “rào cản” lớn làm khó các trường.

Tại Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (Q.Tân Bình), từ đầu năm học này nhà trường thực hiện hành trình đi đến bảo tàng, đường sách cho học sinh bằng xe buýt 2 tầng. Theo đó, đều đặn vào mỗi cuối tuần, học sinh theo từng khối sẽ có hành trình đi đến bảo tàng, đường sách, vừa tham quan trải nghiệm vừa học tập, ghi chép làm bài thu hoạch.

TRƯNG HC PHI TR THÀNH M
TRUNG TÂM VĂN HÓA

Trong Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước được Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) thông qua hướng đến mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tư tưởng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ: hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân – thiện – mỹ… Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên… Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt động giáo dục của xã hội.

Đặc biệt nghị quyết nhấn mạnh, xây dựng mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống, giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ…


H
c sinh Trưng TH Nguyn Bnh Khiêm (Q.1) xem múa ri nưc

“Đây là hành trình học tập chứ không phải là du lịch nên nhà trường tổ chức hoàn toàn miễn phí. Học sinh rất hào hứng tham gia, các em tỏ ra thích thú, phụ huynh cũng ủng hộ. Tuy nhiên, khó khăn với nhà trường là kinh phí chi trả cho các thầy cô đi cùng. Do thời gian trong tuần không có nên nhà trường phải linh hoạt làm vào ngày cuối tuần nhưng vì thế mà thiếu nguồn lực, thiếu kinh phí chi trả”, thầy Nguyễn Xuân Đắc (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Theo thầy Đắc, khi Chính phủ, khi Bộ GD-ĐT đã ủng hộ việc giáo dục văn hóa, giáo dục truyền thống cho học sinh thì cần phải hình thành nên một “hệ sinh thái” để tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị nhà trường triển khai. “Khuyến khích học sinh đến bảo tàng thì bảo tàng phải có riêng một chính sách áp dụng một là giảm giá vé hai là miễn phí cho học sinh, giáo viên khi đến đây học tập, trải nghiệm. Và xa hơn nữa là từng địa phương cần phải ngồi xuống, liệt kê ra các địa điểm văn hóa, các làng nghề truyền thống, các nét văn hóa đặc trưng của từng địa phương mình để tạo ra một hành lang “an toàn”, chính thống, bài bản, hỗ trợ cho các nhà trường theo từng bậc học khi triển khai thì tính hiệu quả sẽ rõ rệt hơn”, thầy Đắc nêu quan điểm.

Bài, ảnh: Trưng Giang

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)