Bộ Tài chính Đức đã chấp thuận kế hoạch giải cứu trị giá 50 tỷ Euro (tương đương 70 tỷ USD) để giải cứu Hypo Real Estate – một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản lớn nhất nước này.Giải pháp cứu trợ này còn liên quan đến các ngân hàng tư nhân khác nhằm cứu công ty bất động sản Hypo với những nỗ lực ban đầu đã được thực hiện hôm thứ 7 tuần trước.
Bộ tài chính Đức khẳng định, công ty bất động sản Hypo sẽ ổn định trở lại nhờ có giải pháp được “đồng lòng chấp thuận” và “Đức lại vững mạnh như một điểm đến cho việc thực hiện các giao dịch tài chính trong các thời điểm khác nhau.”
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã lên tiếng khẳng định những người gửi tiết kiệm có thể an tâm rằng các khoản tiền gửi của họ sẽ được an toàn. Việc áp dụng sự bảo đảm tương tự như vậy của chính phủ Iran và Hi Lạp đã bị chỉ trích ở Berlin và các thủ đô khác của châu Âu vào tuần trước. Tuy nhiên sau khi diễn ra cuộc họp khẩn cấp với ngân hàng TW sáng nay, bà Merkel cho hay “chúng tôi sẽ không cho phép tai hoạ xảy ra của một tổ chức tài chính có khả năng dìm toàn bộ hệ thống tài chính. Vì lí do đó chúng tôi đang nỗ lực cùng nhau cứu Hypo.” Bà thủ tướng nói thêm, “Chúng tôi nói với những chủ tài khoản rằng tiền gửi của họ sẽ được bảo đảm. Chính phủ liên bang cam kết như vậy.”
Ông Robert Peston – Phụ trách biên tập chuyên mục kinh doanh của hãng tin BBC nói rằng Bộ Tài chính Anh cũng đang nỗ lực làm rõ chi tiết của việc bảo đảm cho người gửi tiết kiêm. Các phóng viên của ông cũng cho hay nếu biện pháp này đạt tới việc bảo đảm 100% của chính phủ về tất cả các khoản tiền gửi ở Đức thì các nước châu Âu khác bao gồm cả Anh sẽ hành động theo.
Ông Alistair Darling – Thống đốc ngân hàng Anh cho hay “Tôi đã sẵn sàng bước những bước đi dũng cảm mà sẽ không có trong những lúc bình thường để hỗ trợ nền kinh tế Anh.
Các vấn đề của công ty bất động sản Hypo đã đặt nặng căng thẳng lên các tổ chức tài chính khác trong khi đang phải đấu tranh tìm đường sống trước sự khủng hoảng niềm tin trong hệ thống tài chính toàn cầu. Vào cuối ngày chủ nhật ngân hàng BNP Paribas của Pháp đã đồng ý mua 75% tài khoản nắm giữ của Bỉ và Luxembua trong tập đoàn tài chính Fortis để tạo thành một trong những ngân hàng gửi tiết kiệm lớn nhất châu Âu. Các chính phủ của Bỉ và Luxembua ngược lại sẽ nhận một tài khoản nhỏ trong BNP Paribas. Chi nhánh Fortis tại Hà Lan đã bị cổ phần hoá bởi chính phủ nước này. Tuần trước, Chính phủ Iceland cũng được thông báo đang xem xét việc rót 14 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng để hỗ trợ ngân hàng lớn thứ 3 của nước này là Glitnir. Hiện tại các ngân hàng của Iceland đã chấp thuận các giải pháp nhằm ổn định hệ thống tài chính sau khi tiền tệ đã sụt giảm tới 1/15 so với đồng USD vào tuần trước.
Bà Merkel cho rằng, các nhà quản lý của các tổ chức tài chính nên chịu trách nhiệm về hành vi thiếu trách nhiệm của mình. Bộ trưởng tài chính, ông Peer Steinbrueck đã buộc tội các nhà quản lý của công ty bất động sản này về việc làm lạc hướng của chính phủ trong việc đánh giá đúng về các vấn đề của ngân hàng. Tuy nhiên ông cũng cho biết thêm Berlin sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn sự sụp đổ của ngân hàng này, để tránh những tổn thất lớn hơn kéo theo đối với Đức nói chung và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính ở châu Âu nói chung.
Bùi Huyền (dddn)
Bình luận (0)