Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Đức thử nghiệm “mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới”

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà khoa học Đức hy vọng nguồn sáng cường độ cao từ mặt trời nhân tạo khổng lồ này có thể giúp họ tạo ra nhiên liệu không chứa CO2 để sử dụng cho máy bay và ôtô.
Các nhà khoa học Đức vừa khởi động "mặt trời nhân tạo lớn nhất thế giới" với hy vọng nguồn ánh sáng cường độ cao này có thể được sử dụng để tạo ra nhiên liệu thân thiện với môi trường.
Thí nghiệm Synlight được tiến hành ở Julich, cách thành phố Cologne của Đức khoảng 30km về phía tây. Thí nghiệm bao gồm 149 đèn công suất lớn tạo ra ánh sáng có cường độ gấp 10.000 lần ánh sáng Mặt Trời tự nhiên trên Trái Đất.
Synlight tạo ra ánh sáng mạnh gấp 10.000 lần cường độ ánh sáng Mặt Trời tự nhiên trên Trái Đất.
Synlight tạo ra ánh sáng mạnh gấp 10.000 lần cường độ ánh sáng Mặt Trời tự nhiên trên Trái Đất.
Khi tất cả các đèn được xoay hướng để tập trung ánh sáng vào một điểm duy nhất, nó có thể tạo ra mức nhiệt 3.500 độ C, gấp 2 đến 3 lần nhiệt độ lò nung.
"Nếu bước vào phòng khi đèn đã bật, bạn sẽ bị thiêu cháy ngay lập tức", Giáo sư Bernard Hoffschmidt, giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức, cho biết.
Mục tiêu của thí nghiệm là tìm ra phương pháp tối ưu tập trung ánh sáng mặt trời tự nhiên để tạo ra nhiên liệu hydro từ hơi nước.
Synlight hiện sử dụng nguồn năng lượng khổng lồ. Bốn giờ hoạt động của nó tiêu thụ lượng điện bằng lượng điện sử dụng trong 1 năm của một hộ gia đình 4 người.
Các nhà khoa học hy vọng thí nghiệm này có thể giúp họ tìm ra cách sản xuất hydro ở dạng không có carbon.
"Chúng ta cần hàng tỷ tấn hydro nếu muốn lái máy bay và ôtô với nhiên liệu không CO2. Biến đổi khí hậu đang ngày một nhanh hơn vì vậy chúng ta cần đẩy mạnh đổi mới", Hoffschmidt cho biết.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)