Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Đức: Thúc đẩy kinh tế thông qua đầu tư giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Đầu tư cho ngành giáo dục cũng là một cách thúc đẩy kinh tế

Annette Schavan, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đức đã đưa ra các biện pháp nhằm tài trợ cho nền giáo dục đại học như một cách để kích thích nền kinh tế đang suy giảm của nước này.
Các kế hoạch đầu tư
Bà Schavan cho biết: “Đầu tư khoảng 15 tỷ Euro (tương đương 20 tỷ USD) vào các cơ sở hạ tầng phục vụ cho nền giáo dục đại học và cung cấp các mức thuế ưu đãi đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề cần được nghiên cứu, nó sẽ mang đến một sự phát triển sống còn trong kinh doanh”.
Đề xuất này của Bộ trưởng Schavan là một phần trong bản kế hoạch rộng lớn, mà ở đó bà tin rằng nó sẽ có lợi cho công cuộc cách tân giáo dục của nhà trường. “Chúng ta cần phải thiết lập một chương trình nhằm hiện đại hóa nhà trường thông qua sửa chữa cũng như trang bị một cách đầy đủ, tiện nghi cho các cơ sở giáo dục đại học. Tôi muốn nhà trường của chúng ta phải phù hợp, cân xứng với một nền giáo dục hiện đại”, Schavan nói.
 Thông qua những biện pháp nêu trên, Schavan tin rằng nó sẽ mang lại sự hỗ trợ và tác động đến quá trình phát triển của các ngành công nghiệp, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Theo kế hoạch của Bộ trưởng Schavan, mỗi cá nhân đứng đầu cần được nhận một số tiền từ khoản đầu tư 15 tỷ Euro trên để nâng cấp, thực hiện đổi mới và hiện đại hóa các cơ sở giáo dục của mình. Đây là bước ngắn nhất có thể để quá trình đầu tư giáo dục, kích thích nền kinh tế được thực hiện nhanh chóng. Tùy vào số lượng sinh viên, mỗi cơ sở giáo dục sẽ được nhận trung bình là 100.000 Euro và Chính phủ các tiểu bang sẽ phải đưa ra các con số thống kê tổng thể những nhu cầu thiết yếu, dựa trên bảng kê chi tiết của hiệu trưởng các trường.
Bà Schavan nhấn mạnh rằng bện cạnh 15 tỷ Euro có thể đáp ứng được các nhu cầu của giáo dục đại học thì những nguồn tài trợ từ Quỹ R&D (tên một loại quỹ phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển) cũng cần được đánh giá, xem trọng. Bà cho biết, ở một mức độ nào đó, lợi ích từ tổng thể các nguồn sẽ thúc đẩy mau hơn quá trình hồi phục của một đất nước đang đổi mới khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đi qua.
Còn rời xa thực tế
Trong khi niềm tin về những đề xuất sẽ thúc đẩy kinh tế thông qua việc đầu tư giáo dục đại học của Bộ trưởng được hoan nghênh, chào đón bởi các giáo viên thì Liên hiệp giáo dục Đức (GEW) cũng chỉ ra rằng đây là một chương trình ngắn và khá rời xa với yêu cầu thực tế. Bởi lẽ, ông Ulrich Thone, Chủ tịch GEW cho rằng chi tiêu trong giáo dục phải tăng lên ít nhất 7% GDP và phải đạt mức trung bình của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế). Nếu không, cả kinh tế lẫn nền giáo dục Đức sẽ không theo kịp quốc tế. Trong khi đó, Ulrich Thone nhấn mạnh rằng, theo thống kê của Văn phòng liên bang, tỷ lệ GDP dành cho giáo dục nước này đang ngày càng giảm đi đáng kể.
Chính vì vậy, ông Thone không tin làm thế nào để các đề án của Bộ trưởng Schavan nhận được sự tài trợ. Ông dự báo hẳn sẽ có xung đột xảy ra quanh dự án này. Tuy nhiên, “một chương trình nhằm đầu tư, thúc đẩy giáo dục không thể thất bại vì sự tranh cãi”. Thone cho biết cần phải phối hợp tất cả các hành động trong khuôn khổ một quốc gia để đi đến các chiến lược chống lại cuộc khủng hoảng tài chính của đất nước.
(Theo Universityworldnews)
Ngân Du

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)