Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Đức: Tìm kiếm sinh viên có triển vọng để cấp học bổng

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Ở Đức các Đảng chính trị, tổ chức xã hội đều có quỹ riêng dùng để tài trợ cho học sinh, sinh viên có triển vọng. Đây là một truyền thống có từ lâu đời; họ xem việc này là nghĩa vụ đối với cộng đồng, một niềm tự hào. Họ chủ động tìm kiếm sinh viên có triển vọng để cấp học bổng.

Vào cuối tháng 5 nhiều trường đại học và THPT ở Stuttgart nhận được một văn thư do Tổ chức Konrad Adenauer gửi. Văn thư nói rõ: Đề nghị nhà trường giới thiệu những học sinh có triển vọng, những tài năng về mọi mặt để được cấp học bổng. Cần chú ý đặc biệt học sinh nước ngoài định cư, những học sinh đã đỗ tú tài giỏi muốn tiếp tục học đại học. 

Hoàn toàn không phải là hành động mị dân. Những văn thư đó chứng tỏ họ đang thiếu trầm trọng “những người đáng chọn mặt gửi vàng”. Với 6.500 học bổng trong tay, đâu phải dễ tìm người xứng đáng để trao! Trên thực tế có những người có triển vọng nhưng rất thiếu kiến thức xã hội, không biết tìm nguồn tài trợ ở đâu. Do đó các trường học, cơ sơ kinh tế, xí nghiệp được đề nghị phát hiện người có triển vọng để được trao học bổng phát triển tài năng.

Chủ trương cao đẹp này xuất phát từ sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nghiên cứu, Bà Annette Schavan. Bà rất quan tâm đến việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài. Tỷ số sinh viên được trợ cấp năm 2008 là 0,7%; tỷ số này phải tăng lên 1% vào năm 2009. Năm nay Bộ tăng thêm 33 triệu Euro tiền trợ cấp, so với cách đây 3 năm, dựa vào tiền đóng góp của 11 tổ chức tài trợ.

Tổ chức tài trợ lớn nhất nói rõ: Có thể tăng gấp đôi số người được tài trợ. Năm nay có thể cấp học bổng cho 1.000 sinh viên và 200 người làm luận án tiến sĩ. Tiêu chuẩn được trợ cấp cũng có “mềm” hơn. Ứng cử viên không cần phải có sự đề cử của một giáo sư đại học. Lần đầu tiên người đậu tú tài không vào loại khá cũng được xét cấp học bổng.

Nhiều tổ chức không muốn hạ tiêu chuẩn cấp học bổng, nhưng mở rộng phạm vi được cấp. Sinh viên nhận được tiền cũng nhanh chóng hơn trước kia. Một tổ chức rất gần với Đảng Tự do – Dân chủ lần đầu tiên cấp học bổng cho sinh viên năm thứ nhất. Người được xét cấp cũng không còn bị giới hạn ở tuổi. 

Việc xét cấp học bổng không còn là vấn đề gì khó khăn, khó hiểu nữa. Thế mà nhiều sinh viên vẫn còn rụt rè e ngại những thủ tục, giấy tờ phức tạp.

 Thực ra “tiêu chuẩn xét cấp” cũng khác nhau tùy từng tổ chức tài trợ.  Nhiều khi tiêu chuẩn rất lờ mờ, nhất là các tiêu chuẩn do các tổ chức tư nhân đặt ra. Tổ chức tôn giáo (ví dụ một nhà thờ địa phương), tổ chức nghề nghiệp (ví dụ Hội Những người làm vườn), tổ chức ái hữu (ví dụ Hội Cựu học sinh một trường nào đó)…, mỗi tổ chức đều đưa ra những tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó. Có tiêu chuẩn đòi phải có sự giới thiệu của giáo sư, hoặc phải có học bạ tốt, hoặc phải là người ủng hộ một quan điểm chính trị nào đó, hoặc tin vào một đạo giáo nào đó… Nhiều sinh viên bác bỏ cái kiểu học bổng chỉ dành cho người xứng đáng theo một tiêu chuẩn lựa chủ quan nào đó. Một nhà tài trợ có uy tín nói: Các tổ chức tài trợ từ lâu nay sống trong hầm kín (ý muốn nói bảo thủ, không thấy những thay đổi lớn đã diễn ra trong xã hội -TG), bây giờ phải tự thoát ra). Với phí đăng ký vào học các trường đại học như ngày nay, số tiền học bổng tỏ ra lạc hậu.

Mười một tổ chức tài trợ dầu sao cũng góp một phần quá nhỏ vào việc học của học sinh, sinh viên những gia đình kém may mắn. Họ chỉ còn mong đợi vào khoản tài trợ linh động, đa dạng của các tổ chức tư nhân, hàng ngày vẫn quảng bá trên các phương tiện truyền thông. Andreas Pinkwart, Bộ trưởng Bộ Khoa học của bang Bắc Rhénani đề nghị nhà nước cấp 300 Euro một tháng cho 10% sinh viên khá. Cứ mỗi Euro mà tổ chức tư nhân tài trợ, thì nhà nước cũng bỏ ra một Euro. Ý kiến này còn cần phải bàn thảo nhiều, vì nó đụng đến nhiều vấn đề kinh tế, tài chính, xã hội. 

Phan Thanh Quang

(Theo Courrier international số 919)

Bình luận (0)