Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Dùng 3 loại cốc này để uống nước chẳng khác nào “tự đầu độc”

Tạp Chí Giáo Dục

Nước chiếm 70-80% trọng lượng cơ thể. Nước có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể.
Nước trong cơ thể có tác dụng điều hòa thân nhiệt cân bằng ở ngưỡng 37 độ C, thân nhiệt của chúng ta sẽ tự động điều chỉnh khi thời tiết thay đổi nóng lạnh nhờ có nước. Nước chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, giúp đào thải các độc tố, các chất cặn bã cơ thể không thể hấp thu được thông qua đường nước tiểu và phân. Nước còn làm trơn các khớp xương, giúp xương khớp hoạt động nhịp nhàng, trơn tru và tránh tổn thương.
Vì vậy uống nước đầy đủ là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú ý đến việc lựa chọn cốc uống nước. Thường xuyên uống nước trong cốc có chất liệu không đảm bảo không khác gì sử dụng “thuốc độc mãn tính”, mọi người nhất định phải cẩn thận, đặc biệt là các loại cốc dưới đây:
Cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng một lần dù tiện lợi nhưng chúng không hề an toàn cho môi trường và sức khỏe.
Cốc giấy dùng một lần không an toàn cho môi trường và sức khỏe.
Cốc giấy dùng một lần không an toàn cho môi trường và sức khỏe.
Nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Ấn Độ, Kharagpur cho biết, nhấm nháp đồ uống nóng từ những chiếc cốc giấy có thể dẫn đến việc nuốt phải những chất gây ô nhiễm như các hạt nhựa nhỏ, các ion có hại, kim loại nặng… làm tăng nguy cơ hình thành các khuyết tật sinh sản, ung thư, thậm chí là rối loạn thần kinh.
Để có được kết luận trên, các nhà khoa học đã thử nghiệm đổ nước siêu tinh khiết nóng vào cốc giấy 100ml. Sau 15 phút, họ thêm một loại thuốc đặc biệt để phát hiện và định lượng các hạt nhựa trong mẫu nước thu được. Các nhà khoa học đã phát hiện có khoảng 25.000 hạt nhựa nhỏ trong nước nóng. Trong đó bao gồm các kim loại nặng như chì, crom, cadmium và asen…
Ngoài ra, một số nhà sản xuất cốc giấy còn thêm số lượng lớn chất làm trắng huỳnh quang để làm cho cốc trông trắng hơn. Chính loại chất huỳnh quang này khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây đột biến tế bào và là nhân tố tiềm ẩn gây ung thư.
Bên cạnh đó, những chiếc cốc giấy không đạt chất lượng thường mềm, dễ bị biến dạng sau khi đổ nước vào. Một số loại cốc giấy thì có phần đáy dễ thấm nước, dễ bị bỏng tay khi đổ nước nóng vào cốc. Đặc biệt, có những cốc giấy mà khi chạm tay vào mặt trong cốc, chúng ta dễ dàng cảm nhận được chất bột bám trong đó, có lúc chất bột màu trắng này còn dính lên các đầu ngón tay, đây chính là những chiếc cốc giấy có chất lượng thấp điển hình, không nên sử dụng.
Cốc làm bằng nhựa tái chế
Không phải tất cả các loại chai nhựa và cốc nhựa đều có thể dùng để đựng nước nóng. Một số chất nhựa rất không ổn định ở nhiệt độ cao và có thể giải phóng các chất có hại cho cơ thể, chẳng hạn như bisphenol A (BPA) và axit phthalic, do đó sử dụng cốc nhựa uống nước nóng không tốt cho sức khỏe.
Cốc màu sắc sặc sỡ
 Dùng cốc nhiều màu tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc kim loại nặng.
Dùng cốc nhiều màu tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc kim loại nặng.
Chúng ta thường thích sử dụng các loại cốc có nhiều màu sắc bắt mắt, nhưng trên thực tế trong các loại chất liệu tạo màu này lại chứa nhiều hiểm họa tiềm tàng lớn, đặc biệt chúng có chứa chất đánh bóng trên bề mặt họa tiết. Khi dùng các loại cốc này để uống nước hoặc uống các loại đồ uống có tính axit hoặc tính kiềm cao thì chì cũng như các nguyên tố kim loại nặng có trong các màu sắc này sẽ bị hòa tan, vì thế khi uống phải các loại nước có chứa chất hóa học này sẽ có hại cho sức khỏe.
Lựa chọn cốc uống nước đúng cách
Chú ý màu sắc
Mặc dù cốc nhiều màu sắc nhìn rất bắt mắt nhưng những hoa văn này dùng thuốc màu vẽ thành, dùng để uống nước nóng không an toàn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên lựa chọn chiếc cốc có thành cốc bên trong màu trắng.
Chú ý đến các ký hiệu khi sử dụng cốc nhựa
Cốc nhựa có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Sự khác biệt quan trọng chính là mức độ độc hại của loại nhựa cấu tạo nên chúng. Mỗi loại nhựa đều được biểu thị bằng chữ cái hoặc con số, thường nằm giữa hình tam giác với các mũi tên và có thể tìm thấy trên vỏ hoặc dưới đáy cốc nhựa.
Các kí hiệu này ẩn chứa thông tin quan trọng vì mỗi loại nhựa lại chứa những chất hóa học có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của chúng ta theo các cấp độ khác nhau.
Dưới đây là tổng hợp 7 loại nhựa thường được sử dụng và ý nghĩa kí hiệu của chúng.
PET hay còn gọi là PETE
Nhựa PET (viết tắt của polyethylene terephthalate) là một trong số những loại nhựa được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm gia dụng, ví dụ như chai nước khoáng, nước ngọt, bia và bao bì đóng gói.
Đây là kí hiệu chỉ loại nhựa chỉ sử dụng duy nhất một lần, nên nếu dùng đi dùng lại có thể gia tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng. Các chất này làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hóc-môn trong cơ thể.
Nhựa PET rất khó để làm sạch, mức độ tái chế của chúng cũng rất thấp (chỉ khoảng 20%) vì vậy tốt nhất là dùng xong hãy vứt chúng đi ngay.
HDP hay HDPE
HDP (high density polyethylene, tức là nhựa nhiệt dẻo mật độ cao) là loại nhựa dùng để chế tạo các bình nhựa cứng như bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa. Loại nhựa này không thải ra chất độc hại nào vì thế, các chuyên gia thường khuyên chọn các loại chai HDP khi mua hàng bởi chúng được coi là an toàn nhất trong tất cả.
PVC hay 3V
PVC là loại nhựa mềm và dẻo được sử dụng để sản xuất bao bì thực phẩm trong suốt, chai đựng dầu ăn, đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác. PVC khá phổ biến nhưng chúng có chứa 2 loại hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến hóc-môn cơ thể. Chất này có thể giải phóng chất độc khi ở nhiệt độ cao, nên chỉ được phép đựng thực phẩm hoặc đồ uống dưới 81 độ C.
LDPE
LDPE là chất nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp khá phổ biến trong các hộp mì, hộp đồ đông lạnh, túi đựng hàng và vỏ bánh. Sản phẩm chứa chất này sẽ không thể làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất.
PP
PP (polypropylene) là loại nhựa màu trắng hoặc gần như trong suốt, dùng để làm cốc đựng sữa chua, si-rô, hoặc cốc cà phê. Chất này bền và nhẹ, chịu được ở nhiệt độ 167 độ C nên có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng. PP cũng chống được ẩm và chất nhờn rất tốt.
PS
PS, hay polystyrene, là loại nhựa rẻ và nhẹ có thể tìm thấy trên vỏ một số hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh đáng kể, nhưng ở nhiệt độ cao như lò vi sóng chúng có thể giải phóng chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được dùng đựng đồ có chất axit mạnh, chất kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài.
PC hoặc không có kí hiệu
Loại nhựa này có thể dùng để làm thùng hoặc can nước dung tích 3 – 5 lít và một số sản phẩm đựng thức ăn. Là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ sinh ra chất gây ung thư, vô sinh BPA.
Ưu tiên chọn cốc thủy tinh, cốc sứ không tô màu
 Nên uống nước bằng cốc thủy tinh là tốt nhất và an toàn nhất cho sức khỏe.
Nên uống nước bằng cốc thủy tinh là tốt nhất và an toàn nhất cho sức khỏe.
Cốc thủy tinh và cốc sứ không tô màu là 2 loại cốc an toàn nhất để sử dụng. Cốc thủy tinh không chứa hóa chất hữu cơ trong quá trình nung. Hơn nữa, bề mặt kính nhẵn bóng, dễ lau chùi. Vi khuẩn và chất bẩn không dễ dàng sinh ra trên thành cốc nên uống bằng cốc thủy tinh là tốt nhất và an toàn nhất cho sức khỏe.
Ngoài ra, cốc sứ không tráng men, không tô màu cũng là loại cốc an toàn và giữ nhiệt tốt. Do đó, khi muốn uống đồ nóng hoặc nước trà thì nên lựa chọn loại cốc này.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)