Chưa bao giờ, thế giới học đường lại có nhiều “hot boy”, “hot girl” như hiện nay. Các bạn ấy thích tạo cho mình một hình thức luôn luôn đẹp, luôn luôn sang vớiđiện thoại, xe cộ, kiểu tóc và trang phục rất ấn tượng, không “đụng hàng”. Nhưng theo tôi, đóchỉ là những “danh hiệu ảo” vì họ không có tài năng thật sự. Thực ra, “hot boy”, “hot girl” là những cụm từ dành tặng cho các cô cậu tuổi teen có tài, nổi tiếng trong cộng đồng mạng cũng như có thành tích nổi bật trong học tập, các hoạt động tình nguyện, xã hội. Do hiểu không đúng về nó nên các bạn trẻ ở Việt Nam đã đi theo hướng tiêu cực. Khi đã trở thành “hot”, cùng với sự khen ngợi “có cánh” là cả “một khối” lời bàn tán, soi mói. A.H, học sinh lớp 11 Trường THPT T. tự hào cho biết: “Bình thường ngoài gia đình và bạn bè xung quanh thì không ai biết đến mình cả. Nhưng từ khi đoạt giải nhất “Học sinh thanh lịch” cấp thành phố, mình được gọi là hot boy, nhiều tờ báo tuổi teen cũng chú ý mời chụp hình, phỏng vấn và có nhiều fan hâm mộ. Mỗi ngày mình đều chăm chút face book bằng cách chụp thật nhiều ảnh để đưa lên cho mọi người ngắm nghía. Lúc nào mình cũng phải ăn mặc “sành điệu” để không bị chê bai “Sao lên ảnh đẹp thế mà ngoài đời xấu hơn?!?”…”. Nổi tiếng thì tất nhiên ai cũng muốn, bởi được chú ý tức là đang có nhiều cơ hội chứng tỏ bản thân, nhưng đó phải là con người của bạn chứ không phải do danh hiệu “hot” tạo nên. Có rất nhiều bạn được phong làm “hot” nhưng vẫn học giỏi, thân thiện với bạn bè như Đặng Thị Mỹ Dung (thường gọi là hot girl Midu) – SV ĐH Kiến trúc TP.HCM, giải nhất cuộc thi Hot Vteen 2007 do Báo Giáo Dục TP.HCM cuối tuần chuyên đề VTM tổ chức.
Theo tôi, tuổi trẻ ở bất cứ thời buổi nào cũng đều muốn khẳng định mình. Và trào lưu tìm mọi cách để trở thành “hot boy, hot girl” cũng thế. Nhưng quan trọng là các bạn đừng ảo tưởng, phải biết “mình là ai”…”.
Thanh Duy
(lớp 11 Trường THPT Nguyễn Hiền – TP.HCM)
Bình luận (0)