Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Dùng chất chống thiu quá liều dễ gây ung thư

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Để hiểu rõ về cách dùng, cũng như tác hại của chất chống thiu có tên săm pết và chất làm nhừ – cần sủi, chúng tôi đã đi xét nghiệm và tham vấn ý kiến chuyên gia lý giải rõ hơn…

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ TP, ĐHBK cho hay, sămpết thực chất là kali nitrat (KNO3). Chất ở dạng tinh thể hình lăng trụ hoặc dạng hạt, dạng bột kết tinh, có màu trắng trong hoặc không màu, không có mùi, tan trong nước, ít tan trong ethanol. Chất này là một trong thành phần chính của săm pết. Ở Việt Nam, chưa có một doanh nghiệp nào sản xuất săm pết. Trước kia, ở ta người dân cũng đã dùng kali nitrat với cái tên diêm tiêu hay diêm sinh trắng nhưng số người dùng không phổ biến và chất lượng về an toàn của diêm tiêu không được kiểm soát.

Một lượng nhỏ kali nitrat  vào cơ thể không gây độc hại. Tuy nhiên, trong cơ thể nitrat có thể bị khử thành nitric (NO2). Nitric là chất có khả năng biến hemoglobin trong máu (chất đóng vai trò vận chuyển oxy) thành chất methemoglobin (chất không có khả năng vận chuyển oxy). Nếu lượng nitrat trong cơ thể vượt quá mức cho phép, sẽ hình thành nhiều nitric và làm suy giảm khả năng vận chuyển oxy đến các tế bào. Do đó có thể gây ra hiện tượng thiếu oxy, nhất là sự thiếu oxy trong não, đặc biệt là ở trẻ em. Trong trường hợp bị nhiễm độc cấp tính, có thể gây bất tỉnh, thậm chí tử vong do thiếu oxy cung cấp cho tế bào cơ thể. Nitric cũng có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tuyến giáp trạng và được cho là làm tăng nguy cơ gây ung thư. Chính vì thế, trong thương mại quốc tế, hàm lượng nitrat và nitrit là một chỉ tiêu cần phải kiểm tra trước khi xuất nhập khẩu.
PGS.TS Phan Thị Sửu, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm (Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam) cho biết thêm, săm pết chính là muối natri sunfit, là chất chống thiu, tạo màu, chỉ được phép dùng với liều lượng ít (trong công nghệ sản xuất lạp xường) và thường dùng kèm vitamin C. Nếu dùng săm pết độc lập (không kèm vitamin C) hoặc dùng quá liều lượng, sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư. Cũng cần phải xem độ tinh khiết của săm pết trôi nổi xem có lẫn chất gì không. Độ tinh khiết cũng là một trong những yếu tố quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo tiêu chuẩn, lượng ăn KNO3 tối đa được phép của một người trong ngày (ADI) từ 0 – 3,7mg/kg cơ thể, một người nặng 50kg, tính ra trong một ngày người này có thể đưa vào cơ thể 185 mg KNO3. Như vậy, nếu người này ăn hết 1kg thịt tươi trong 1 ngày, lượng KNO3 đưa vào mới chỉ có 146mg. Nếu tuân thủ đúng tiêu chuẩn, chúng ta sẽ không bị KNO3 (săm pết) gây ngộ độc.
Theo Bee.net.vn

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)