Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Đừng chạy theo ánh hào quang của nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Mi ngành ngh đu có hai mt, gm ánh hào quang và nhng khong lng. Trưc đây, nhiu hc sinh khi tìm hiu v ngành ngh thưng chy theo ánh hào quang, s ni bt ca ngành ngh đó mà không tìm hiu v khong lng, dn đến quá trình hc tp cũng như làm vic gp nhiu áp lc, mt mi, thm chí phi t b ngh đã chn.


Hc sinh Trưng THPT Bình Tân đt câu hi cho ban tư vn

Đó là lời nhắn nhủ của các chuyên gia dành cho toàn thể học sinh lớp 12 Trường THPT Bình Tân (Q.Bình Tân) trong chương trình tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 tổ chức sáng 9-12. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM.

Nhng k năng đ chn ngành ngh

“Để chọn đúng ngành nghề phù hợp với năng lực và có thể theo nghề suốt cuộc đời là không hề dễ. Vậy, em muốn hỏi những kỹ năng cần thiết khi chọn ngành nghề là gì?”. Đó là băn khoăn của một học sinh lớp 12A10 gửi đến các chuyên gia trong chương trình. Chuyên gia tâm lý Phùng Phương Thảo cho hay, đối với những học sinh đã có định hướng nghề nghiệp tốt ngay từ đầu thì việc chọn ngành nghề sẽ thuận lợi. Ngược lại, đối với những học sinh đến nay vẫn còn lúng túng thì cần phải cân nhắc lại các yếu tố trước khi đưa ra quyết định chính thức. “Việc chọn ngành nghề rất quan trọng nên không thể nhắm mắt chọn bừa, trước hết các em cần nhìn nhận lại bản thân, xác định niềm đam mê và khả năng của mình. Song song đó, các em cần tìm hiểu thị trường lao động hiện nay có bao nhiêu ngành nghề. Trong bức tranh tổng thể nghề nghiệp đó có những ngành nghề nào phù hợp với mình. Sau khi đã xác định được ngành nghề phù hợp với đam mê và năng lực của bản thân, các em cần tìm hiểu những thông tin về ngành nghề đó, các trường có đào tạo ngành nghề ấy. Để có những thông tin đa chiều, các em có thể tham vấn thêm thông tin từ thầy cô, ở những người đã từng học tập và làm việc trong môi trường đó. Khi đã có sự lựa chọn chính thức, các em lên chiến lược học tập để kỳ thi THPT quốc gia đạt được kết quả tốt nhất, con đường đến với ước mơ càng mở rộng hơn”, bà Thảo phân tích.

Cũng đang có những đắn đo khi chọn ngành nghề, Kim Chi (lớp 12A5) chia sẻ: “Em dự định lựa chọn ngành điều dưỡng. Vậy cho em hỏi ngành điều dưỡng cần những tố chất gì? Cơ hội nghề nghiệp như thế nào? Em được biết ngành điều dưỡng thường chăm sóc cho nhiều người bệnh rất vất vả, vậy em cần rèn luyện thêm kỹ năng gì để phù hợp với nghề?”. Theo ThS. Lý Quốc Huy (Phó ban Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM), điều dưỡng là nghề khá đặc biệt vì liên quan đến sức khỏe con người. Ngoài những kiến thức về chuyên môn, nghề cần sự tỉ mỉ, cẩn thận, sự yêu thương cảm thông với người bệnh. Hiện nay cơ hội nghề nghiệp của nghề điều dưỡng rất lớn, từ bệnh viện tuyến địa phương đến bệnh viện tuyến Trung ương đang rất cần nguồn nhân lực này. Ngoài ra, thị trường lao động ở Nhật Bản, các nước châu Âu cũng rất cần tuyển dụng nhân lực điều dưỡng có chất lượng cao. Do đó, những người có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp tốt, chịu khó sẽ không lo thất nghiệp trong lĩnh vực này.

Nhiu băn khoăn ca hc sinh Trưng THPT Bình Tân đưc chuyên gia kp thi gii đáp ti chương trình

Tuy nhiên, ông Huy cũng chia sẻ thêm: “Mỗi ngành nghề đều có 2 mặt, bao gồm ánh hào quang và mặt trái của nghề. Đối với nghề điều dưỡng, mặt trái là những áp lực khi chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, vệ sinh vết thương, thay băng…; hoặc việc phải làm theo ca, trái nhịp sinh học. Thường khi tìm hiểu ngành nghề, học sinh thường chạy theo ánh hào quang, sự nổi bật của ngành nghề đó mà không tìm hiểu về khoảng lặng của nó, dẫn đến khi làm việc gặp rất nhiều áp lực, mệt mỏi, thậm chí bỏ ngang nghề. Do vậy, trước khi chính thức lựa chọn ngành nghề để theo đuổi, các em nên tìm hiểu rõ, bao gồm cả ánh hào quang lẫn mặt trái để dễ dàng chấp nhận, sẵn sàng thích nghi với ngành nghề đã chọn”.

Nhóm ngành lut, k thut đang có sc hút

Tại chương trình, Bích Trâm (lớp 12A11) cho hay: “Em đang tìm hiểu về ngành Luật Kinh tế, tuy nhiên em vẫn còn băn khoăn về cơ hội nghề nghiệp của ngành này trong tương lai”. Chia sẻ về cơ hội việc làm của ngành Luật Kinh tế, ThS. Vương Văn Khởi (Phó ban Tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho biết những năm gần đây, Việt Nam đã mở cửa hội nhập, có rất nhiều công ty đa quốc gia, công ty nước ngoài đầu tư vào nước ta. Cũng có nhiều công ty Việt Nam có đối tác kinh doanh với nước ngoài. Hoạt động kinh tế, hoạt động thương mại hợp tác nảy sinh rất nhiều vấn đề, do đó ngành Luật Kinh tế là ngành nghiên cứu những phát sinh trong hoạt động kinh tế. “Nếu chọn ngành này, sau khi ra trường các em sẽ là cử nhân Luật Kinh tế. Và nếu muốn trở thành luật sư, các em phải tham gia vào 1 đoàn luật sư trong 5 năm, được học thêm 2 năm ở Học viện Tư pháp để lấy chứng chỉ hành nghề luật sư. Lúc này các em mới trở thành luật sư bào chữa cho thân chủ ở những vụ kiện về kinh tế. Ngoài ra, các em có thể làm việc ở mảng pháp lý của doanh nghiệp, hoặc chuyên viên tư vấn pháp luật… Cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở. Những tố chất mà nghề này cần, gồm: tư duy logic, phân tích tổng hợp, khả năng phán đoán tốt, biết lắng nghe, có chính kiến, trung thực, biết bảo vệ lẽ phải, bảo vệ thân chủ, khách quan, cẩn thận, có trí nhớ tốt. Bên cạnh đó, nghề này cũng đòi hỏi khả năng tin học và ngoại ngữ mới có thể giao tiếp tốt, đàm phán với các đối tác nước ngoài. Nếu không rèn luyện được những tố chất trên, các em nên cân nhắc khi chọn nghề”, ông Khởi phân tích.

Tương tự, Minh Phát (lớp 12A5) cùng nhiều học sinh khác bày tỏ đam mê về khối ngành kỹ thuật, đặc biệt là ngành kỹ thuật ô tô. ThS. Lý Quốc Huy đưa ra lời khuyên: “Những học sinh nào lựa chọn nhóm ngành kỹ thuật, trong đó có kỹ thuật ô tô là đang đi đúng xu thế của xã hội. Hiện nay nguồn nhân lực cho thị trường lao động này đang cần rất nhiều. Theo khảo sát tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM ở những sinh viên học ngành kỹ thuật nói chung, có 95% sinh viên ra trường làm đúng với chuyên ngành được học và có việc làm ngay sau khi ra trường. Nguồn nhân lực kỹ thuật, đặc biệt là nhân lực có chất lượng cao đang rất khan hiếm. Đối với những sinh viên giỏi về chuyên môn thì cơ hội việc làm cũng như mức lương rất cao so với các nhóm ngành nghề khác. Ngành kỹ thuật ô tô hiện đang được đào tạo ở rất nhiều bậc học: ĐH, CĐ, TC. Vì vậy, các em nên cân nhắc năng lực của bản thân để lựa chọn bậc học phù hợp. Khi đã lựa chọn ngành nghề, cần tập trung học tập, rèn luyện tay nghề để trở thành đội ngũ lao động có chất lượng cao, được nhiều nhà tuyển dụng “săn đón”.

Bài, ảnh: Hoài Thương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)