Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Dùng công nghệ cao gian lận trong kỳ thi liên thông y sĩ lên bác sĩ

Tạp Chí Giáo Dục

Cả 3 TS đều khai nhận đã lên mạng để tìm mua, thuê thiết bị phát sóng bằng sim điện thoại di động (ĐTDĐ). Cả 3 đã nhận được bài giải 2 môn thi mà không bị phát hiện.

Sáng 18.7, Phòng bảo vệ Chính trị nội bộ (PA 83), Công an TP.Cần Thơ cho biết, PA 83 đang tiếp tục làm rõ việc dùng thiết bị phát sóng ĐTDĐ để  giải đề thi xảy ra tại kỳ thi liên thông từ y sĩ lên bác sĩ (BS) tại Trường ĐH Y dược Cần Thơ trong 2 ngày 14 và 15.7.

Theo hồ sơ vụ việc, trong 2 ngày 14 và 15.5, Trường ĐH Y dược Cần Thơ tổ chức kỳ thi liên thông 4 năm và hệ vừa học vừa làm cho 2.415 thí sinh (TS) các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau.

Thiết bị phát sóng bị phát hiện /// Mai Trâm
Thiết bị phát sóng bị phát hiện. Mai Trâm

Do có nhiều thông tin không chính xác cho rằng đây là kỳ thi cuối cùng của hệ liên thông nên rất nhiều TS các tỉnh đổ về Cần Thơ dự thi. Dù trường ĐH Y dược Cần Thơ đã tổ chức giám sát rất chặt chẽ về quy chế dự thi đối với các TS nhưng trong ngày thi buổi sáng (15.7) giám thị đã phát hiện 3 TS là: Nguyễn Văn Cảnh (31 tuổi, tạm trú tại Q.Thủ Đức, TP.HCM, hiện  là y sĩ công tác tại một Phòng khám đa khoa tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Nguyễn Hiền Việt Dũng (30 tuổi, ngụ P.14, Q.3, TP.HCM, là y sĩ hiện đang làm việc tại Bệnh viên đa khoa Vũ Anh, Q.Gò Vấp, TP.HCM) và Huỳnh Thế An (28 tuổi, ngụ P.17, Q.10, là y sĩ hiện công tác tại Trung tâm Y tế Q.Phú Nhuận, TP.HCM) có nhiều biểu hiện nghi vấn trong thời gian làm bài.

Tuy nhiên đến chiều 15.7, trong buổi thi cuối cùng (môn Cơ sở và Toán), lực lượng giám sát mới phát hiện vụ việc. Sau khi được mời ra khỏi phòng thi, các giám thị và PA 83 đã khám xét trên người 3 TS trên thì phát hiện trên cổ những người này có đeo một thiết bị phát sóng nhỏ (bằng hộp diêm), nhưng không tìm ra thiết bị thu sóng.

Qua làm việc 3 TS trên đã thừa nhận và cho biết bộ phận thu sóng (nhỏ bằng đầu bút bi) được nhét trong lỗ tai, bằng mắt thường không thể nhìn thấy được. Điều đáng nói là lực lượng kiểm tra chỉ thu được bộ phận phát sóng của TS An, còn của TS Dũng và Cảnh không thu được do bị lọt vào bên trong lỗ tai, buộc lực lượng kiểm tra phải đưa sang phòng khám nội soi để lấy ra thì phát hiện hệ thống phát sóng vẫn còn hoạt động bình thường.

Bước đầu 3 TS trên thừa nhận, do trình độ hạn chế nên trước khi thi đã lên mạng để tìm mua thiết bị thu phát sóng dùng sim ĐTDĐ và nhờ người giải đề thi. Trong đó TS Cảnh sau khi lên mạng đã tìm thấy địa chỉ cho thuê thiết bị trên tại một cửa hàng bán ĐTDĐ tại Q.3, TP.HCM. Sau khi liên hệ, Cảnh đã thuê thiết bị trên với giá 600.000 đồng/ngày (đã đặt cọc 3 triệu đồng), sau đó nhờ Hồ Ngọc Tú công tác chung phòng khám giải đề thi.

Khi giám thị phát đề thi, Cảnh đọc qua bộ phận phát sóng để Tú ghi và giải đề, sau đó đọc để Cảnh chép vào bài thi cho 2 môn: Chuyên môn và Toán mà không bị phát hiện.

Còn TS Dũng cũng lên mạng tìm mua được thiết bị tương tự của một người tên Sương tại TP.HCM và được Sương cam kết sẽ nhận luôn việc giải đề với giá 5 triệu đồng.

Riêng trường hợp TS An thì khai nhận, sau khi lên mạng tìm mua được thiết bị phát sóng với giá 1,8 triệu đồng. Sau khi mua về dùng thử thì thấy rất tốt nên đã mua 2 sim rác  điện thoại, một cái đưa cho BS Trần Thị Cẩm Tú, cùng công tác tại Trung tâm y tế Q.Phú Nhuận gắn vào ĐTDĐ để nhận đề thi, còn một cái An gắn vào thiết bị phát sóng. Sau khi được triệu tập lên làm việc, BS Tú đã thừa nhận việc làm của mình và cho biết chỉ giúp đỡ An chứ không lấy tiền bạc gì.

Hiện vụ việc đang được PA 83 tiếp tục điều tra làm rõ.

Mai Trâm (TNO)

 

Bình luận (0)