Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đừng đánh đồng “nhà giáo” và “nghề dạy chữ”

Tạp Chí Giáo Dục

Hi câu “Làm thy có d không?” thot nghe rt… vô duyên và bun cưi nhưng nghĩ k không phi không có nhng lý do rt đc bit. Bi nếu xét ngh giáo như bao ngh khác thì c hc xong ra trưng, tìm đưc mt chân dy hc thì mc nhiên tr thành nhà giáo. Nhưng nếu xem nhà giáo là ngưi trao truyn tri thc, l giáo, làm gương đ bao thế h ngưi noi theo thì qu tht không h đơn gin!


Theo tác gi, làm thy đã khó mà làm nhà giáo càng khó hơn (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Tôi có một người quen, học xong đại học, nhằm lúc kinh tế khó khăn nên tìm việc mãi không được. Thấy vậy, để khỏi phí thời gian, lại được gia đình chu cấp nên anh học tiếp cao học. Lấy được tấm bằng thạc sĩ, anh cũng không tìm được việc làm, thời may có một người bạn học kẹt việc nên nhờ anh đứng lớp cho một môn trong chương trình đại học mà người này đang giảng. Thế là anh chịu khó tìm tòi, soạn bài và lên lớp… Một thời gian sau, quen việc, anh nhận được nhiều lời mời giảng hơn, nhất là với các trường hợp “chữa cháy”. Sau đó, anh đi học lớp nghiệp vụ sư phạm và thế là trở thành giảng viên cho một số trường, hiện đã trở thành giảng viên chính thức của một trường đại học dân lập. Anh kết luận: Hóa ra nghề chọn người là có thật!

Kể câu chuyện trên tôi không có ý rẻ rúng nghề giáo nói chung hay giảng viên đại học nói riêng, mà muốn nói một điều, nghề giáo đôi khi đến với ai đó rất tình cờ, dù họ không có tâm thế sẵn sàng hoặc được cho là có sẵn tố chất phù hợp. Suy cho cùng, nghề giáo là một nghề nghiệp, một công việc, những ai có đủ những điều kiện nhất định thì đều có thể làm. Nhưng làm nhà giáo e là không đơn giản như vậy. Ở đây, người làm nghề giáo đã đạt đến một bậc cao hơn về tâm thế, tâm huyết, trách nhiệm, tư cách và dĩ nhiên có cả năng lực. Khi người đứng trên bục giảng xác định được vị thế của mình là một người làm nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, văn hóa, đạo đức…, và như nhiều người nói, đó là làm công việc “trồng người” thì bản thân người đó phải chuẩn bị nhiều thứ để có thể làm một nhà giáo. Đó là phải có những phẩm chất phù hợp về tư cách, như thái độ, cách ứng xử, khả năng kiểm soát cảm xúc/hành vi, tính kỷ luật… Một người dễ nổi nóng hẳn rất khó làm một nhà giáo, cùng lắm chỉ là một giáo viên cố gắng tránh những lần bị phê bình, kỷ luật do buông lời thiếu kiềm chế. Bởi vậy, không phải tự nhiên mà ai đó nhận xét một người là “có phong thái như nhà giáo” với sự điềm đạm, chuẩn mực cần thiết.

Bên cạnh đó, nhà giáo phải có một tấm lòng phù hợp với công việc của người thầy mà nhiều người đã đúc kết: “Cô giáo phải như mẹ hiền”. Cô giáo ở đây chỉ khái quát cho tất cả nhà giáo, mẹ hiền là từ cụ thể chỉ những người thân thuộc, gần gũi, trìu mến với người học. Đó là tính nhân văn, khoan dung, độ lượng, như thể hiện cho được lòng yêu thương, chăm chút với người học, là biết tha thứ cho lỗi lầm và biết khích lệ sự cố gắng. Đó là luôn tận tâm, tận lực nhằm giúp người học đạt được nhiều kết quả tích cực nhất, cả trong tiến bộ về mặt kiến thức lẫn sự trưởng thành về mặt nhân cách. Nói cách khác, người thầy ở tư cách một giáo viên thì làm tròn trách nhiệm của mình, còn người thầy ở tư cách nhà giáo sẽ cố gắng nâng người học của mình lên và không bỏ cuộc khi bản thân còn có thể cố gắng được. Đồng thời, nhà giáo luôn gắn với một chuẩn mực đạo đức có thể nói là vượt lên trên đạo đức của một người bình thường.

Về mặt năng lực, người thầy không phải là một cái máy thu âm, chỉ phát lại những điều mình nghe được, mà phải truyền đạt những điều mình thâu thái được bằng cách thức, thái độ phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh. Người thầy khi thuyết phục người học bằng sự thấu cảm, am tường của mình để người học không thấy kiến thức được tiếp thu là một điều đã được mặc định mà đó là một kết quả tất yếu của thực tiễn thì đó chính là lúc đạt được đến vai trò của nhà giáo. Đó là, thay vì để học sinh học thuộc lòng rồi “lớn lên khắc hiểu” cần phải giảng giải cặn kẽ vì sao có điều đó, bản chất nó như thế nào, phải chứng minh nó bằng cách gì… Tức là không có sự áp đặt mà chính là lý giải một sự thật bằng phương pháp phù hợp. Và, không chỉ vậy, nhà giáo bằng rung cảm của mình còn phải truyền cảm hứng cho người học để thúc đẩy họ có những cách nghĩ, có những hành động tích cực.

Trên thực tế, có khi chúng ta nhầm lẫn giữa mọi người thầy đều là nhà giáo, khi chỉ nhìn ở bên ngoài của công việc, ở hình thức thể hiện của các chủ thể. Rất nhiều người thầy chỉ là… giáo viên, giảng viên chứ chưa đạt đến chuẩn mực của nhà giáo bởi họ dừng lại ở việc thực hiện đúng và đầy đủ các nhiệm vụ của mình. Ở góc độ nghề nghiệp, điều đó đương nhiên là cần thiết và đáng quý; nhưng ở góc độ thiên chức “trồng người” điều đó có thể chưa đạt đến sự cao cả của thiên chức, chưa đạt đến sự kỳ vọng của cả người học và của xã hội.

Không phải ngẫu nhiên mà tiêu chuẩn để phong danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân đều có những chuẩn mực khắt khe, mà nổi bật trong đó là “có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng” và “giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao; có nhiều đóng góp trong việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo”. Không có cái gọi là danh hiệu “Giáo viên ưu tú” hay “Giáo viên nhân dân”! Có nghĩa là nếu chỉ làm tròn vai thì chưa thể đủ điều kiện để đạt đến những danh hiệu cao quý trong ngành giáo dục dù có thể đạt được những tiêu chí khác về số lần đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, đủ số năm công tác… So sánh có phần khập khiễng nhưng cũng nên nêu ra để làm rõ hơn vấn đề. Một người thợ mộc có thể tạo ra các sản phẩm gỗ đẹp, bền nhưng nếu đạt đến trình độ tinh xảo, không chỉ phản ánh được trình độ cao của tay nghề mà còn ở trình độ cao của văn hóa thì chúng ta gọi đó là nghệ nhân. Một người thầy trong vai trò một giáo viên lên lớp, thực hiện đúng các quy định, xong đứng lên ra về và tuần tự lặp lại thì không thể coi đó là một nhà giáo. Một người thầy trong vai một nhà giáo sẽ biết người học có thế mạnh ở điểm nào để tạo điều kiện phát huy ở điểm đó, biết người học có điểm yếu nào thì hướng dẫn cách để khắc phục, biết được hoàn cảnh, điều kiện của người học để có cách kiểm tra, đánh giá, khích lệ, động viên, thậm chí cả phê bình, một cách phù hợp.

Do đó, trở lại câu hỏi ban đầu, làm nhà giáo không hề dễ dàng, bởi trước hết phải là một người thầy tròn vai cùng với những nỗ lực, sáng tạo, tâm huyết, tận tụy thì mới có thể đạt đến vị thế của một nhà giáo. Đương nhiên, khi đạt đến vị thế của một nhà giáo thì không cứ mãi mãi vẫn là nhà giáo, bởi dù là một sự định vị không chính thức nhưng với những chuẩn mực riêng thì cần phải có sự giữ gìn, rèn luyện không ngừng. Kể cả một nhà giáo tài năng, hôm qua còn thuyết phục tất thảy người học nhưng hôm nay phẩm chất không còn sáng trong, tư cách không còn gương mẫu thì không thể vẫn coi là một nhà giáo.

Vậy nên, làm thầy đã khó mà làm nhà giáo càng khó hơn! Nên ai được gọi là nhà giáo có thể xem đó là một tưởng thưởng xứng đáng cho tài năng, đức độ và đóng góp của họ đối với xã hội!

Trnh Minh Giang

Bình luận (0)