Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đừng để con mãi là “gà công nghiệp”

Tạp Chí Giáo Dục

Lâu nay, ngưi ta thưng dùng t “gà công nghip” đ nói v “cu m, cô chiêu” hay nhng đa tr thành ph đưc chiu chung, ít đưc tri nghim các công vic c th nên mi khi làm vic gì, các cháu có biu hin bi ri, không t tin hoc hành đng không dt khoát nên hiu qu ca vic đó chưa cao.

Cho tr tham gia nhiu hot đng ngoi khóa s giúp cho nhn thc ca tr thêm phong phú, đa dng và hình thành k năng sng tt hơn (nh minh ha). Ảnh: I.T

Do đang dở tay xử lý mấy việc trong nhà nên khi thấy tôi đi làm về, vợ tôi có nhờ tôi ghé siêu thị tiện lợi gần nhà mua mấy quả chanh. Đang lựa chanh để mua thì nghe tiếng của cậu học sinh bên cạnh lẩm bẩm “ngò ôm, ngò gai, ngò thơm”… Vì không biết cậu ấy muốn gì, hỏi ai nên tôi chỉ quan sát thêm. Không được ai hướng dẫn vì thực chất cậu ấy không hỏi ai nên cậu ấy lại ra hỏi nhân viên bán hàng phía bên ngoài. Do lúc đó đang đông khách nên cô nhân viên cũng chỉ hướng dẫn đến khu vực hàng rau để tìm. Biết cậu học sinh đó đang tìm mua ngò ôm, ngò gai, ngò thơm nhưng không biết nó như thế nào nên tôi chủ động chỉ dẫn cho cháu. Sau khi được tôi hướng dẫn cụ thể các loại rau nhưng cậu ta vẫn lúng túng vì không biết mua như thế nào nên tôi tiếp tục hỏi: nhà con nấu món gì, bao nhiêu người ăn? Biết được món ăn, số lượng người ăn, tôi chỉ cho cháu mua mỗi thứ một ít. Vừa giúp cháu lấy những thứ rau cần thiết, tôi cũng không quên dặn: “Cháu về nhà nhớ tìm hiểu thêm, nhớ phụ ba mẹ làm những việc vặt trong nhà thì lần sau tự cháu sẽ biết”. Cháu “vâng” rồi trả tiền đi về trong sự ngạc nhiên của nhiều người.

Chuyện một học sinh lớp 9 (phù hiệu trên ngực bộ đồng phục của cháu có thông tin về trường, lớp) cao lớn, đô con không biết được các loại rau gia vị và việc tôi đứng chỉ cho cháu từng loại rau đó đã gây sự chú ý đến người xung quanh. Những nhân viên bán hàng trong siêu thị hôm đó đã thốt lên: “Không ngờ cháu lớn vậy mà không biết cây rau ngò là rau gì”, trong khi các vị khách mua hàng thì bảo “đúng là gà công nghiệp”…

Trong một lần chị Ch. (hàng xóm với tôi) đang dở tay lọc cua để nấu canh cho bữa chiều thì chị phát hiện ra rằng chị đã mua thiếu mướp. Sẵn thấy đứa con trai (học lớp 7) đang ở nhà, chị Ch. liền nhờ cháu chạy qua cửa hàng tiện lợi mua mấy quả mướp. Một lúc sau, cháu mang về cho mẹ 2… quả bầu!? Thấy vậy, chị Ch. gắt lên: “Sao mẹ bảo con mua mướp con lại mua bầu?”. “Con thấy nhiều trái dài dài để cạnh nhau nên con tưởng là quả mướp” – cháu thật thà trả lời. Khi được hỏi “con có phân biệt được quả bầu và quả mướp không?”, thì cháu trả lời là “không”.

Những câu chuyện thật xảy ra hàng ngày thỉnh thoảng tôi bắt gặp như trên không phải là hiếm đối với trẻ con ở các thành phố lớn. Nguyên nhân trước hết là do “đất chật, người đông” nên trẻ ít có cơ hội để trải nghiệm thực tế về trồng trọt nên khả năng nhận biết về một số loài cây, trái, thậm chí là những thứ vẫn ăn hàng ngày bị hạn chế. Bên cạnh đó, một số cha mẹ có quan niệm “cứ lo mà học hành, việc khác để bố mẹ lo” nên trẻ không quan tâm nhiều đến những gì xung quanh dù có những thứ hết sức gần gũi mà các cháu vẫn dùng hàng ngày như cơm, rau…

Thông điệp “hãy dành tất cả cho việc học, chẳng cần quan tâm đến việc khác” của cha mẹ và một thực tế là việc học trẻ chiếm hết phần lớn thời gian trong ngày cứ lặp đi lặp lại, lâu dần thành thói quen nên mỗi khi đụng phải việc gì, các cháu lúng túng, thực hiện không thuần thục cũng là điều dễ hiểu. Thậm chí, việc nhiều trẻ chú tâm vào mạng xã hội, trò chơi… cũng là một yếu tố làm cho trẻ không chú tâm với những gì đang diễn ra xung quanh. Chính vì vậy, để con mình không là “gà công nghiệp” thì trước hết, phụ huynh cần tạo mọi điều kiện cho các cháu trải nghiệm các công việc trong nhà như nhặt rau, rửa chén, nấu cơm… Đồng thời, nếu có cơ hội, cha mẹ nên về các vùng nông thôn để các cháu tiếp xúc nhiều hơn với những loài cây, con vật… nhằm giúp cho nhận thức của trẻ thêm phong phú, đa dạng và hình thành kỹ năng sống tốt hơn. Đừng để con mình mãi là “gà công nghiệp”.

Văn Thành
(GV Trưng ĐH Trn Đi Nghĩa)

 

Bình luận (0)