Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đừng để con thành người “chẳng biết gì”

Tạp Chí Giáo Dục

Trong các cuc ta đàm v k năng sng ca tr con gn đây, mt đim chung chúng tôi nhn thy là nhiu ph huynh thưng phàn nàn v vic con mình “chng biết làm gì”. Li y xut phát t đâu?

Mai Anh (Q.Gò Vấp, TP.HCM), 13 tuổi nhưng em chỉ dành gần hết thời gian học và học. Được nghỉ hè rồi nhưng em chẳng biết làm gì ngoài giở sách vở ra học và làm lại những bài tập đã học một cách miệt mài. Không phải là do Mai Anh quá hứng thú với việc học, mà vì em không biết làm gì để tìm thú vui. Thật ra, ngoài yêu cầu con mình học giỏi, cha mẹ Mai Anh không yêu cầu em điều gì khác.

Chuyện của Mai Anh cũng là nỗi niềm của nhiều phụ huynh có con tuổi teen. Ban đầu cha mẹ lo lắng sợ con phải đối mặt với những thử thách, nguy cơ trong cuộc sống, dần dần mối lo trở thành thói quen, hình thành lối nghĩ “không có mình bên cạnh con sẽ không thể làm được”. Từ lo sợ ngoại cảnh sẽ tác động xấu đến con cho đến chính bản thân cha mẹ cũng không tin tưởng “con mình có thể làm được điều đó” và khi có bất trắc gì con mình không thể tự xoay xở được. Cha mẹ từ lo lắng đến không có niềm tin vào con và không dám giao cho con bất cứ việc gì khiến trẻ mãi mãi luẩn quẩn ở trong vòng xoáy không tự chủ được.

Khi gặp nhau, phụ huynh thường “ca” điệp khúc là trẻ con ngày nay thiếu kỹ năng sống, hoặc “lóng ngóng”, “vụng về”, “không biết làm việc gì cho nên hồn”… Những phàn nàn của phụ huynh không phải không có cơ sở. Bản thân tôi nhiều lần thấy cảnh em Hoa, 14 tuổi (Biên Hòa, Đồng Nai) ở gần nhà cứ “lúng ta lúng túng”, “lơ ngơ như bò đội nón” mỗi khi em bắt tay vào việc gì đó. Là con gái, nhưng ít khi Hoa phụ giúp cha mẹ làm việc lặt vặt trong nhà. Nếu có làm thì cũng qua loa, đại khái, thậm chí còn khiến cho ba mẹ phải tốn công dọn dẹp thêm vì “rửa bát thì bát vỡ, nấu cơm thì cơm khê”. Chính vì vậy, cha mẹ Hoa thấy “ngứa mắt” vì “nó làm không bằng mình làm gắng”, không an tâm khi giao việc cho con.

Mặc dù cứ kêu ca, phàn nàn nhiều về sự tự ti, vụng về của con, nhưng không phải phụ huynh nào cũng nhận thấy một trong những lý do dẫn đến hiện tượng trên là do phụ huynh ngày nay quá ôm đồm. Dù vô tình hay hữu ý cha mẹ luôn tự nguyện “kiêm nhiệm” cả việc phục vụ con cái từ A  đến Z, ngại giao việc nhà cho con. Con học tiểu học vẫn được bưng bê, ép từng miếng ăn, thay áo quần… là chuyện thường thấy ở không ít gia đình của thành thị. Dẫu biết rằng tất cả mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng phải thừa nhận những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở nông thôn có kỹ năng hơn, thói quen lao động tốt hơn so với trẻ em thành thị. Các kỹ năng, thói quen làm việc, thậm chí làm việc một cách khéo léo là do chính môi trường, hoàn cảnh hình thành nên.

Thật là khiếm khuyết khi nhiều phụ huynh cho rằng trẻ con ngoài việc học thì không có việc gì để làm. Chính vì vậy, nhiều người gửi con vào các lớp rèn luyện kỹ năng sống ở trung tâm này kia. Kết quả một số phụ huynh nhận được sau khi cho con tham gia một khóa rèn luyện kỹ năng sống là các cháu đã… biết tự xúc cơm ăn, tự rửa chén bát, tự gấp chăn màn sau khi ngủ dậy (những kỹ năng mà trẻ không được làm ngay trong chính nhà mình).

Không một con đường, một cách thức, một môi trường nào vạn năng để rèn luyện kỹ năng sống, thói quen lao động tốt và hoàn thiện nhân cách của trẻ hiệu quả hơn môi trường gia đình bởi cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, là người yêu thương, gần gũi, thấu hiểu con mình nhất, có thời gian, tâm huyết lẫn công sức để kiên nhẫn trang bị các kỹ năng cụ thể, thiết thực có giá trị cho con một cách tốt nhất. Hè đến là dịp để cho trẻ có cơ hội trải nghiệm những hoạt động, cha mẹ hãy đặt niềm tin và sẵn sàng giao cho con những việc làm vừa sức để trẻ tìm thấy niềm vui và trưởng thành hơn.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Bình luận (0)