Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đừng để con trầm cảm hoặc tự tử vì bị cha mẹ ép học

Tạp Chí Giáo Dục

Nếu cha mẹ quá thúc ép con cái về thành tích học tập có thể khiến con của họ bị tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng lo lắng, trầm cảm và thậm chí dẫn đến tự tử trong các trường hợp nghiêm trọng.

Cha mẹ gây áp lực cho con cái về thành tích học tập có thể khiến chúng rơi vào trầm cảm /// Ảnh: TNP
Cha mẹ gây áp lực cho con cái về thành tích học tập có thể khiến chúng rơi vào trầm cảmẢNH: TNP
Thúc ép khiến con tự chỉ trích bản thân
Trang tin Today cho biết đây là kết quả của cuộc nghiên cứu kéo dài 5 năm đối với các học sinh tiểu học ở Singapore do Đại học quốc gia Singapore (NUS) thực hiện.
Cuộc nghiên cứu được tiến hành ở 263 học sinh 7 tuổi tại 10 trường tiểu học ở Singapore và cha (mẹ) của chúng.
Điều đáng báo động là nhóm nghiên cứu phát hiện những học sinh có cha mẹ quá thúc ép và can thiệp vào chuyện học hành của con cái có xu hướng tự chỉ trích bản thân thái quá. Những đứa trẻ này cũng có các dấu hiệu lo lắng và trầm cảm ngày càng tăng.
Để một cuộc thử nghiệm nhằm xác định cha mẹ có quá thúc bách và can thiệp quá mức vào chuyện học hành con cái hay không, nhóm nghiên cứu đặt ra cho các học sinh một câu đố ghép hình và yêu cầu giải nó trong một hạn mức thời gian. Họ cho phép bố mẹ của chúng giúp đỡ khi cần thiết.
Những bậc cha mẹ giúp con cái giải câu đố bằng cách đặt ra các câu hỏi gợi ý được xem là không thúc ép. Trái lại, những bậc cha mẹ được xem là can thiện quá mức khi thẳng tay gỡ bỏ những bước ghép hình bị sai của trẻ.
Đừng để con trầm cảm hoặc tự tử vì bị cha mẹ ép học - ảnh 2

Giáo sư trợ lý Ryan Hong (phải) ở Đại học Singapore sử dụng trò chơi xếp hình để kiểm tra thái độ của phụ huynh đối với con trong việc học hànhẢNH: NUS

Mục đích của thử nghiệm này là quan sát xem liệu cha mẹ có can thiệp vào nỗ lực giải quyết vấn đề của trẻ hay không mà không cần quan tâm đến nhu cầu thực sự của chúng.
Giáo sư trợ lý Ryan Hong, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “Trong một xã hội đặt nặng thành tích học tập như Singapore, cha mẹ có thể đặt ra những kỳ vọng quá cao và phi thực tế đối với con cái của họ, dẫn đến một bộ phận khá lớn trẻ em có thể sợ phạm sai lầm. Bởi chúng được kỳ vọng phải ‘hoàn hảo’ nên chúng có thể ghét thừa nhận thất bại và khiếm khuyết đồng thời ghét tìm sự giúp đỡ khi cần”.
Ông Ryan Hong cho biết thái độ này còn được gọi là chủ nghĩa cầu toàn không thích nghi tốt với hoàn cảnh sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng trầm cảm và lo lắng ở trẻ, thậm chí dẫn đến tự tử trong các trường hợp nghiêm trọng.
Giúp con học hỏi từ sai sót thay vì chỉ trích chúng
Cuộc nghiên cứu được tiến hành ở 263 học sinh 7 tuổi tại 10 trường tiểu học ở Singapore và cha (mẹ) của chúng. Điều đáng báo động là nhóm nghiên cứu phát hiện những học sinh có cha mẹ quá thúc ép và can thiệp vào chuyện học hành của con cái có xu hướng tự chỉ trích bản thân thái quá. Những đứa trẻ này cũng có các dấu hiệu lo lắng và trầm cảm ngày càng tăng.

Trong khi, cha mẹ đặt kỳ vọng vào con cái là điều khó tránh khỏi, Giáo sư trợ lý Ryan Hong khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên thúc ép con cái quá mức. 

Ông nói: “Trẻ em nên được tạo môi trường thuận lợi để học hành và sai lầm, học hỏi từ sai lầm là một phần không thể thiếu trong quá trình học. Một gợi ý thực tiễn nhỏ là cách chúng ta hỏi con cái về thành tích học tập: thay vì hỏi ‘Con có đạt điểm tối đa trong bài kiểm tra không’, các bậc phụ huynh có thể hỏi ‘Con làm bài kiểm tra thế nào?’
Câu hỏi đầu tiên sẽ chuyển thông điệp đến cho con trẻ rằng chúng được cha mẹ kỳ vọng phải đạt điểm tối đa trong khi đó, câu hỏi thứ hai không tạo ra thông điệp như vậy”.
Ông cũng khuyên các rằng nếu con cái không đạt được số điểm kỳ vọng trong bài kiểm tra, các bậc bố mẹ không được khiển trách chúng. Thay vì vậy, các bậc bố mẹ phải khen ngợi điểm số của chúng trước khi chỉ ra những sai sót. Các bậc cha mẹ phải tận dụng cơ hội này để giúp con cái rút ra bài học từ sai sót của chúng.

Ngự Bình/TNO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)