Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đừng để giáo viên cô đơn khi thực hiện chương trình mới

Tạp Chí Giáo Dục

Cn đng viên, khích l, h tr ti đa đi ngũ giáo viên – lc lưng chu nhiu áp lc trong công cuc đi mi căn bn, toàn din giáo dc đào to; mà đó, có vic trin khai thc hin chương trình giáo dc ph thông mi. Đng đ mt giáo viên nào cm thy cô đơn.


B trưng B GD-ĐT Nguyn Kim Sơn phát biu ti hi ngh din ra  TP.HCM

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã nhấn mạnh điều này tại hội nghị đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đến năm học 2022-2023 diễn ra tuần qua với sự tham dự của 200 đại biểu thuộc 63 sở GD-ĐT.

Nhiu trưng, đa phương còn gp khó

Báo cáo của Bộ GD-ĐT tại hội nghị cho thấy, năm 2018, Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành. Từ năm học 2019-2020 việc triển khai sách giáo khoa, Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu với lớp 1. Đến năm học 2022-2023, chương trình mới đang được triển khai ở các lớp: 1, 2, 3, 6, 7 và 10.

Việc xây dựng, ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo bộ đã đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông theo quy định tại Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết 88 của Quốc hội. Chương trình đã cụ thể hóa việc đổi mới mục tiêu cơ bản của giáo dục từ tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp.

Công tác chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD-ĐT đã bao quát đầy đủ các vấn đề: Chuẩn bị sách giáo khoa, tài liệu giáo dục của địa phương; tập huấn giáo viên; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của chương trình mới. Các địa phương đã tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT phù hợp với điều kiện của mình, của cơ sở giáo dục.

Kết quả thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại các địa phương, cơ sở giáo dục trong những năm qua về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu; việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá đã được thực hiện ngày càng thực chất, hiệu quả. Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã có những chuyển biến tích cực; mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bước đầu đã được khẳng định.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra, chương trình ban hành năm 2018 chưa đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục nên phải tiếp tục ban hành bổ sung trong các năm sau, gây khó khăn cho việc chuẩn bị sách giáo khoa và triển khai thực hiện đối với một số môn học. Việc biên soạn, thẩm định, phát hành sách giáo khoa còn chậm so với yêu cầu triển khai. Một vài sách giáo khoa môn học còn gây băn khoăn trong dư luận. Việc lựa chọn, cung ứng sách giáo khoa ở một số địa phương còn chậm hoặc thiếu sót, hạn chế. Việc biên soạn, thẩm định, đề nghị phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương của một số nơi còn chậm trễ, chất lượng một số tài liệu giáo dục địa phương còn hạn chế.

Công tác mua sắm thiết bị dạy học gặp khó khăn; nhiều địa phương, nhà trường thiếu thiết bị dạy học tối thiểu, gặp khó trong tổ chức dạy và học theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên đại trà để triển khai chương trình này ở một số nơi còn chưa đầy đủ hoặc hiệu quả chưa cao.

Đng đ giáo viên cô đơn

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhận định, trong đổi mới giáo dục đào tạo theo Nghị quyết 29 thì triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là một trong những việc lớn nhất, dài nhất, khó khăn, thách thức nhất và tạo ra những thay đổi sâu sắc nhất. Việc lớn và khó như vậy nhưng triển khai trong một thời gian rất ngắn, tốc độ rất nhanh và thiếu thốn rất nhiều thứ; theo Bộ trưởng, cần có những đánh giá sâu hơn ở một số nội dung cụ thể nữa, đặc biệt là ở một số phương diện đổi mới về chuyên môn, về việc dạy, kiểm tra đánh giá, quản trị trường học.

Bộ trưởng cho hay, Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành năm 2018; 2019 là năm chuẩn bị và năm 2020 thì bắt đầu thực hiện triển khai thay sách giáo khoa. Những bỡ ngỡ, khó khăn nhất đã rơi vào khoảng thời gian này. Còn những năm tới, khó khăn chỉ lớn lên chứ không mới cho nên toàn ngành có thêm những cách ứng phó thông qua kinh nghiệm tích lũy.


Đi biu ti TP.HCM phát biu ý kiến

“Chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi, cải cách nên hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng phải lắng nghe xem việc triển khai trong thực tế như thế nào; người giáo viên đứng lớp gặp những khó khăn gì. Thời gian tới, cần tính toán thành lập nhóm hỗ trợ nhanh cho giáo viên trong quá trình triển khai chương trình mới” – Bộ trưởng nói. Bộ trưởng cũng cho rằng, cần động viên, khích lệ, hỗ trợ tối đa đội ngũ giáo viên – lực lượng chịu nhiều áp lực trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đừng để một giáo viên nào cảm thấy cô đơn khi triển khai thực hiện chương trình mới.

“Tuy còn nhiều vướng mắc nhưng phải nhìn nhận rằng chúng ta đã đạt được những mục tiêu rất căn bản là đã triển khai được một nửa Chương trình giáo dục phổ thông mới, đổi mới hoạt động của trường học, tập huấn được giáo viên, bước đầu điều chỉnh việc dạy – học, kiểm tra, đánh giá. Không phải tô hồng nhưng những điều chưa làm được còn nhỏ hơn những gì đã làm được” – người đứng đầu ngành giáo dục đánh giá.

Dù ý kiến các đại biểu tại hội nghị hầu như không đề cập đến những vấn đề bất hợp lý trong chương trình hoặc cũng có thể các đại biểu chưa nêu ra nhưng Bộ trưởng yêu cầu từ nay đến khi tổng kết, cần tiếp tục xem xét những gì cần điều chỉnh để chủ động thực hiện.

Trong nửa chặng đường sắp tới, Bộ trưởng nhấn mạnh quyết tâm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tiếp tục tạo sự đồng thuận với địa phương, phụ huynh. Về nhóm công việc liên quan đến thể chế, văn bản quản lý điều hành, Bộ trưởng cho biết, đây là nhóm việc sẽ phải quan tâm tiếp để rà soát, điều chỉnh. Với nhóm vấn đề về giáo viên, cơ sở vật chất, Bộ trưởng cho rằng cần được giải quyết từng bước nhưng riêng vấn đề chuyên môn phát sinh thì cần giải quyết ngay. Trong 4 vướng mắc lớn được bàn luận tại hội nghị thì có 2 nội dung thuộc về chuyên môn là dạy tích hợp và tài liệu giáo dục địa phương. Những vấn đề nóng, cấp bách trong việc dạy tích hợp cần xử lý khẩn trương và có thể tổ chức thực hiện khác nhau một chút tùy điều kiện ở các địa phương.

Liên quan đến việc mua sách, Bộ trưởng lưu ý các trường đã chọn bộ sách giáo khoa nào thì nên giữ ổn định qua các năm. Về xử lý vấn đề thiếu giáo viên, bộ đang kiến nghị Chính phủ để tạm thời tuyển giáo viên theo chuẩn cũ, cho đến năm 2030 phải đạt chuẩn. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát việc sắp xếp các cơ sở giáo dục. Sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức 6 hội nghị về phát triển giáo dục vùng để triển khai các nghị quyết của Bộ Chính trị.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)