Tuyên truyền pháp luậtVăn minh đô thị

Đừng để hành vi ảo thay thế cuộc sống thật!

Tạp Chí Giáo Dục

Cùng vi s phát trin ca công ngh và internet, mng xã hi tr thành mt kênh giao lưu chia s ph biến toàn cu. Vi nhng tin ích, các kênh chia s trên mng xã hi cũng gây nh hưng tiêu cc đến đi sng.


Mỗi thành viên trong gia đình cần hạn chế tối đa việc để công cụ hay công nghệ thống trị cuộc sống của chính mình. Ảnh: IT

Cuộc sống cứ như vòng xoay liên tục với hàng loạt công việc hay nhiệm vụ được lập trình. Đôi lúc mỗi người cứ cảm giác giá như mình có nhiều thời gian hơn thế nhỉ? Thậm chí ở nhiều gia đình thì việc ăn cơm chung hay ngồi trò chuyện mỗi ngày một giờ đồng hồ xem chừng như là ước mơ xa xỉ…Thế là công nghệ lên ngôi. Khi công nghệ thay thế cho quan hệ thân tình, thay thế cho những hành động chăm sóc, quan tâm nhau hay âu yếm thì lúc bấy giờ giá trị ảo lấn át giá trị thật và định hướng cuộc sống của con người…

Thc trng nhìn thy

Là giám đốc của một công ty với hơn trăm công nhân, Thế Bảo chưa bao giờ thôi bận rộn. Mỗi ngày dành hơn mười tiếng đồng hồ để vật lộn với doanh nghiệp. Rồi vài ba tiếng đồng hồ để giao lưu thiết lập quan hệ xã hội. Dần dần, anh quên bẵng cậu con trai đang chuẩn bị lên lớp 10. Chỉ đến khi biết rằng con mình vừa trải qua kỳ thi giữa học kỳ một với một kết quả không như ý thì anh mới nhắn tin hăm dọa: “Cố gắng học, không thì đừng có trách ba”. Mỗi ngày, anh chỉ có duy nhất một tin nhắn cho con được copy sẵn và dán vào cho nhanh gọn: “Học bài và ngủ sớm”.

Không phải là chuyện lạ ở một gia đình mà ngày nay, nhiều gia đình cũng lâm vào cảnh tương tự. Chiếc điện thoại trở thành người bạn tâm giao hay trở thành công cụ không thể thiếu được và dần thay thế quan hệ thân tình. Quên đi cả giọng nói ngọt ngào, ánh mắt âu yếm… hay cả những vòng tay thân tình, những cái xiết chặt đầy tình cảm mà thay vào đó là những dòng chữ vô hồn từ một vật dụng có thanh, có sắc nhưng không có trái tim yêu…

Bên cnh nhng mt tích cc, mng xã hi đang dn tr thành con dao hai lưi khi các gia đình tr dành quá nhiu thi gian cho mng xã hi. H đang dn quên đi cuc sng thc ca mình, tr thành “con ngưo”, sng thiếu k năng, chy theo nhng giá tr “o”…

Còn đấy những hành động ảo trong cuộc sống thật diễn ra hàng ngày hàng giờ khi mỗi người đều có cuộc sống “riêng” trong cái riêng chính mình mà cái chung trở thành thách thức. Bố chat với con, ở tầng trệt gọi điện lên tầng trên khi không còn giao tiếp bằng cử chỉ, lời nói với nhau. Lúc đó, cuộc sống không còn cảm xúc, hạn chế cảm xúc vì phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại, internet.

Có những cặp vợ chồng trẻ, thay vì ngày nghỉ, buổi tối sau khi ăn xong chơi với con, trò chuyện với con, dẫn con đi chơi… thì chồng cầm smartphone nằm một góc, vợ ôm smartphone ngồi một nơi để lướt Facebook, còn con thì được “ưu ái” giao cho chiếc ipad (máy tính bảng) màn hình rộng hơn để chơi game. Vô hình chung, cha mẹ đã tiếp tay để dẫn dắt con mình bước vào thế giới ảo ngay từ nhỏ thay vì dạy con những điều hay, lẽ phải của cuộc sống thực.

Đng đ cô đơn trong chính ngôi nhà ca mình

Cuộc sống dần bị công nghệ hóa bởi chính những hành vi ảo thay thế cuộc sống thật. Chính những hành vi lệ thuộc vào một đối tượng khác để con người quên bẵng đi rằng mình cần thương nhau, yêu nhau, quan tâm đến nhau một cách đích thực bằng thái độ và hành động trực tiếp. Từ đó, mối quan hệ giữa người với người trở nên lỏng lẻo. Nhiều người cảm thấy cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình vì cuộc sống đã thực sự ảo một cách đáng sợ.

Không phải ngẫu nhiên khi các chuyên gia tâm lý đều dành lời khuyên rằng mỗi gia đình nên có hoạt động chung mỗi ngày, hay trò chuyện với nhau mỗi ngày khoảng một giờ đồng hồ. Vì đó là cuộc sống thực, mỗi con người sẽ quan tâm đến nhau, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, tâm sự cùng nhau, đến với nhau bằng sự trìu mến, chân thành và tha thiết. Chất keo ấy gắn kết một cách đúng nghĩa cuộc sống giữa các thành viên trong gia đình, cuộc sống giữa người với người trở nên thực tế.


Mỗi gia đình nên có hoạt động chung mỗi ngày, hay trò chuyện với nhau mỗi ngày khoảng một giờ đồng hồ vì đó là cuộc sống thực. Ảnh: IT

Mỗi thành viên trong gia đình cần hạn chế tối đa việc để công cụ hay công nghệ thống trị cuộc sống của chính mình. Hãy trở thành ông chủ của công nghệ thay vì để công nghệ trở thành ông chủ của chính mình. Một tin nhắn yêu thương chỉ là cầu nối để tình yêu thực tế nồng đượm, một cuộc điện thoại dặn dò chỉ làm tăng nỗi nhớ nhung hay trở thành chất xúc tác giúp các thành viên muốn gần nhau hơn mà không thể thay thế. Việc chat hay sử dụng những phương tiện khác để sẻ chia cũng chỉ là phương tiện thay thế tạm chứ không thể là yếu tố thay thế toàn phần những hành vi và thái độ tích cực của con người.

Sâu sắc và mạnh mẽ nhất, mỗi thành viên trong gia đình cần tích cực xây dựng nếp nhà và tuân thủ nếp nhà ấy một cách triệt để. Sắp xếp để về ăn cơm tối cùng với gia đình, hạn chế tối đa vắng mặt vào ngày chủ nhật họp mặt gia đình, thể hiện trách nhiệm của mình một cách cao nhất trong những ngày nghỉ, ngày lễ, ngày xuân, chăm chút bằng những hành động cụ thể để quan tâm đến các thành viên trong gia đình một cách đích thực, cụ thể và để từng thành viên trải nghiệm nó một cách sâu sắc.

Người ta có thể làm giàu cho chính mình bằng vật chất nhưng không được để vật chất làm chính mình cô đơn. Cuộc sống vẫn diễn ra và mỗi người cần chăm chút cho cuộc sống thực để hướng đến hạnh phúc. Bớt đi một giờ chơi với chiếc Ipad để tâm sự cùng nhau, bớt đi một bộ phim trên truyền hình để học cùng con thay vì nhắn tin dặn dò, nhắc nhở…. Những tác nhân hay những tác động ảo chỉ là bóng mờ của hạnh phúc chứ không thể làm cho hạnh phúc trở nên thực tế. Đó là phương châm sống an toàn và lành mạnh trên bình diện tâm hồn.

Sơn Hunh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)