Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đừng để học sinh không phục

Tạp Chí Giáo Dục

Khi giáo viên kết lun hay đánh giá mt vn đ nào đó đi vi hc sinh là rt quan trng trong quá trình dy hc. Nó không ch là biu hin v mt đim s, th bc, trình đ, v thế, vai trò ca ngưi hc mà còn nh hưng rt ln đến s phát trin nhân cách hc trò.

Kết luận hay đánh giá đúng thì học sinh biết được ưu, khuyết điểm mà phấn đấu vươn lên, nhìn nhận hay đánh giá sai có thể dẫn đến sự phản ứng tiêu cực từ chính học trò, làm mất niềm tin của người học đối với giáo viên thậm chí còn ảnh hưởng đến sự cố gắng, nỗ lực, chí tiến thủ của người học. Cháu gái tôi đang học lớp 5 ở một trường tiểu học tại TP.Biên Hòa, Đồng Nai kể lại chuyện cô giáo chủ nhiệm lớp thiếu khách quan, chính xác trong phán xét, đánh giá học sinh: Hôm đó là giờ học toán, cháu cùng 5 bạn trong lớp được cô giáo chấm điểm cao nhất. Sau khi làm xong, cô giáo cho phép 5 bạn có kết quả tốt được giải lao tại chỗ và lưu ý không được nói chuyện riêng. Tuy nhiên, trong lúc ngồi chờ các bạn khác làm bài tập cháu có lấy hình ra xếp. Ngay lúc đó, lớp phó học tập phát hiện và báo cáo cô giáo lập tức cô giáo hạ điểm rèn luyện trong tháng. Ấm ức, không phục kết luận của cô, cháu về tường thuật lại toàn bộ nội dung cho bố mẹ biết, khi bố mẹ cháu trao đổi với giáo viên thì giáo viên mới nhận ra lỗi sai của mình, đó là yêu cầu các cháu không được nói chuyện riêng vậy thì việc cháu lấy hình ra xếp đâu có vi phạm điều cô quy định. Vì thế, việc hạ điểm rèn luyện của cháu khó mà khiến trẻ tâm phục khẩu phục. Rồi mới đây, cháu lại kể câu chuyện về việc trao học bổng, lớp cháu được 5 suất học bổng, cô giáo chủ nhiệm thông báo là 5 học sinh có thành tích tốt nhất lớp sẽ được cấp học bổng. Cháu có thành tích thứ 5 của lớp trong học kỳ 1. Tuy nhiên, khi trao học bổng thì cháu lại không có danh sách. Ấm ức, khi bố mẹ cháu trao đổi với cô chủ nhiệm thì cô giải trình là ưu tiên cho các em có điểm tiếng Anh cao hơn. Vậy nên thực tế là trong số đó có bạn thành tích học tập thấp hơn cháu nhưng vẫn được học bổng. Vì sao cô giáo lại thông báo trước toàn thể lớp học cũng như gửi tin nhắn đến phụ huynh là thành tích các môn học chứ không phải là riêng môn tiếng Anh.

Có thể nói, dù hoàn cảnh nào đi nữa thì giáo viên cần phải hết sức thận trọng trong kết luận hay đánh giá một vấn đề nào đó trước học sinh. Bởi đối với các em thì thầy cô chính là hình ảnh mẫu mực, lời nói, hành động của thầy cô bao giờ cũng là “vàng ngọc” có sức ảnh hưởng và ám thị rất lớn đến nhận thức, ý chí tiến thủ của học sinh. Học sinh thường rất tin tưởng vào sự đánh giá, lựa chọn và kết luận của thầy, cô. Bởi vậy, khi giáo viên kết luận hay đánh giá một sự việc nào đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, thái độ và hành vi của người học. Đặc biệt là khi các em chưa biết phân tích lý giải khoa học, thường tiếp nhận thụ động, ít phê phán nên nếu thầy cô thiếu thận trọng sẽ làm mất uy tín và các em sẽ cảm thấy thất vọng và chán nản. Thậm chí, có những tình huống giáo viên quyết định kết luận cảm tính đã làm thui chột hứng thú học tập và quyết tâm vươn lên của học sinh.

Vì thế, bất luận là việc lớn hay nhỏ, mức độ quan trọng khác nhau, nhưng giáo viên luôn cần phải chú ý khéo léo hơn trong ngôn ngữ và hành động. Gieo một lời nói hay, một hành động mẫu mực bao giờ cũng có sức mạnh to lớn đối với học sinh và để lại dấu ấn đến nhân cách người học. Một khi học sinh không tâm phục, khẩu phục thì uy tín người thầy cũng bị giảm sút nghiêm trọng. Từ đó cũng làm mất đi một phương tiện giáo dục đặc biệt trong quá trình giáo dục nhân cách học sinh.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)