Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Đừng để hư mắt vì ánh sáng xanh

Tạp Chí Giáo Dục

BS Trn Hoài Long – Trưng ĐH Y khoa Phm Ngc Thch, TP.HCM cho biết, ngoài mt vài ưu đim ánh sáng xanh có t máy tính, đin thoi, đèn led rt có hi cho đôi mt nếu s dng quá nhiu. Nếu không có bin pháp hn chế và khc phc ánh sáng xanh chính là th phm nh hưng ti sc khe đôi mt ca con ngưi.  

Theo BS Trn Hoài Long, lm dng ánh sáng xanh rt d khiến chúng ta b hư mt. Ảnh: T.T

Ánh sáng xanh – có công li có ti

Mặt trời là nguồn sáng chính chứa ánh sáng xanh. Ở ngoài trời cả ngày là lúc chúng ta tiếp xúc với ánh sáng xanh nhiều nhất. Theo BS Long, trong nhịp sống không có màn đêm của các thành phố không ngủ như hiện nay, các thiết bị do con người tạo ra cũng không ngừng phát ra tia sáng xanh mà chúng ta không hề chú ý tới. Đó là các thiết bị chiếu sáng rất quen thuộc như: đèn huỳnh quang – một trong những thiết bị chiếu sáng trong nhà chủ yếu của mọi gia đình; đèn LED – thành phần không thể thiếu của các thiết bị điện tử có thể phát sáng mà chúng ta sử dụng hằng ngày như màn hình máy tính, điện thoại thông minh, TV màn hình phẳng… Có thể thấy, lượng ánh sáng xanh phát ra bởi các thiết bị nhân tạo không đáng kể như lượng ánh sáng xanh có trong bức xạ mặt trời. Tuy nhiên, thời gian và khoảng cách mà con người tiếp xúc trực tiếp với các màn hình điện tử khiến cho các bác sĩ mắt và nhà chăm sóc sức khỏe lo ngại về những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người do chúng gây ra.

Trước hết phải thấy rằng, một số thời điểm con người tiếp xúc với ánh sáng xanh đặc biệt có lợi. Các nghiên cứu cho thấy ánh sáng khả kiến năng lượng cao giúp thúc đẩy sự “làm mới”, hỗ trợ chức năng ghi nhớ, nhận thức và tăng cảm hứng. Trong đó, ánh sáng xanh còn giúp cân bằng chu kỳ sinh học của cơ thể. Thậm chí các liệu pháp ánh sáng được sử dụng để điều trị bệnh tâm lý. Điều quan trọng là thời điểm tiếp xúc trong ngày. Tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban ngày giúp duy trì chu kỳ sinh học khỏe mạnh nhưng nếu lượng ánh sáng xanh quá nhiều vào ban đêm, điều đó thật sự gây hại.

Tuy nhiên, khi con người tiếp xúc một cách dễ dàng và lạm dụng với nguồn bức xạ khổng lồ lại chính là nguy cơ tiềm ẩn. Bởi vì về đêm, ánh sáng phá vỡ nhịp điệu sinh học trong cơ thể chúng ta theo chu kì ngày – đêm, chu kỳ giấc ngủ và thời gian tỉnh táo làm cho giấc ngủ bị ảnh hưởng. Tệ hơn nữa, các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng đây còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, béo phì và sự thoái hóa sớm của đôi mắt. Các ánh sáng có màu sắc khác nhau gây ra các ảnh hưởng khác nhau. Sóng ánh sáng xanh – loại ánh sáng rất có lợi vào ban ngày, lại là kẻ gây hại nguy hiểm vào ban đêm. Sự phổ biến của các màn hình phát sáng (màn hình điện thoại, máy tính…) cũng như các bóng đèn tiết kiệm năng lượng đang tăng dần nguy cơ con người tiếp xúc với ánh sáng xanh, đặc biệt là vào ban đêm. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh có thể làm ảnh hưởng đến các tế bào nhạy cảm ánh sáng ở võng mạc, gây ra thoái hóa hoàng điểm, dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Hơn nữa, ánh sáng xanh còn góp phần gây khô mắt vì nó có năng lượng cao nhất so với các bước sóng ánh sáng khả kiến khác.

Cách gim thiu ánh sáng xanh

Mặc dù ánh sáng xanh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nó lại là giải pháp cho các quan ngại về môi trường, nhu cầu về thắp sáng tiết kiệm năng lượng và phát triển công nghệ. Đèn huỳnh quang và đèn LED tiết kiệm năng lượng hơn các thiết kế đèn dây tóc cũ, nhưng chúng cũng có xu hướng tạo ra nhiều ánh sáng xanh hơn. Vì vậy chúng ta không đơn giản có thể giảm thiểu ánh sáng xanh bằng việc ngưng sử dụng các thiết bị trên. Richard Hansler, một nhà nghiên cứu ánh sáng ở ĐH Carroll, Cleveland, ghi lại rằng đèn dây tóc cũ tạo ra ít ánh sáng xanh và luôn thấp hơn hầu hết các loại đèn huỳnh quang. Tính chất vật lý của đèn huỳnh quang không thể thay đổi, nhưng lớp phủ bên trong chúng có thể làm giảm lượng sáng xanh. Đèn LED có hiệu suất cao hơn đèn huỳnh quang, nhưng chúng tạo ra một lượng ánh sáng xanh tương tự như đèn huỳnh quang. Điều này có nghĩa là chúng ta nên ưu tiên sử dụng cách chiếu sáng bằng đèn LED hơn là đèn huỳnh quang. Dưới đây là lời khuyên của BS Hoài Long.

+ Sử dụng ánh sáng đỏ và mờ vào ban đêm. Ánh sáng đỏ có năng lượng thấp nhất nên ít ảnh hưởng nhất đến chu kì sinh học và quá trình tổng hợp melatonin.

+ Tránh nhìn vào màn hình sáng 2-3 giờ trước khi đi ngủ.

+ Nếu bạn làm việc vào ca tối hoặc sử dụng nhiều thiết bị điện tử vào ban đêm, hãy nên mang một cặp kính hấp thụ ánh sáng xanh hoặc cài đặt các ứng dụng có khả năng lọc các ánh sáng bước sóng xanh và lục.

+ Sử dụng tối ưu ánh sáng tự nhiên vào ban ngày giúp bạn dễ ngủ vào buổi tối cũng như thúc đẩy quá trình “làm mới” của cơ thể.

+ Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có tròng kính Crizal Prevencia giúp ngăn chặn sự tổn hại lâu dài đến mắt từ ánh sáng xanh có hại. Crizal Prevencia là tròng kính duy nhất vừa hạn chế phản chiếu, vừa mang lại thị lực tốt nhất trong mọi điều kiện ánh sáng, đồng thời có tính năng chống vân tay, trầy xước, bụi bẩn và bám nước.

Quang Phan

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)