Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đừng để “khách không mời mà đến”…

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhiu chuyên gia ví trm cm như mt “ngưi khách không mi mà đến”, do áp lc trong cuc sng, công vic, hc hành… Điu đáng lo nht là nó có th gây ra nhiu h ly khó lưng nếu bnh nhân không đưc h tr điu tr kp thi.

T l thanh thiếu niên b trm cm ngày càng gia tăng do áp lc hc tp, s áp đt quá mc ca cha m, hoc nghin game online…

1.Theo cảm nhận của chị Trần Thu Hà (TP.HCM), trầm cảm đã cuốn chị vào vòng xoáy “liên tục lo sợ, tuyệt vọng, bức bối, u uất, muốn điên lên, mất ngủ, sụt cân, hành xử điên loạn, muốn đập phá, muốn chết đi, muốn thoát ra mà không biết thoát bằng cách nào…”. Chồng bị phá sản khiến gánh nặng nợ nần xây nhà, mở công ty… chất đầy trên vai chị. Con gái bị suy dinh dưỡng khá nặng, ốm đau liên miên phải vào bệnh viện liên tục. Điên loạn trong các trận ốm của con cùng những áp lực dồn nén khiến chị mất ngủ triền miên cho dù đã sử dụng thuốc ngủ mỗi ngày. Đã có những lúc tuyệt vọng, rối tinh lên, thậm chí “muốn giết người, rồi giết mình”.

2. Chị Trịnh Thị N. (26 tuổi) quê Đắk Lắk bị trầm cảm hành hạ suốt 2 năm qua. Thời gian gần đây, N. luôn có ý nghĩ “chọn cái chết để kết thúc mọi việc”. Sau hơn 4 năm hoàn thành chương trình đại học bằng số tiền do cha mẹ vay nợ ở quê, N. cầm trên tay tấm bằng loại khá ngành kế toán đi xin việc nhiều nơi, nhưng nộp hơn chục hồ sơ mới may mắn được một công ty ở quận Tân Bình nhận vào làm việc. Tuy nhiên, do tính tình nhút nhát nên suốt 2 tháng thử việc, N. chỉ được làm mấy việc lặt vặt như một công nhân vệ sinh hoặc rót nước mời trà khi có khách đến. Trong 2 năm qua, N. nhảy việc vài chỗ nhưng tình hình không khá hơn, mức lương chỉ tầm 5-6 triệu, không đủ tiền trang trải cuộc sống, không dám đi khám bệnh khi trong người cảm thấy mệt mỏi bất thường, cũng không có gửi tiền về cho cha mẹ trang trải nợ nần. Chưa kể mới đây N. còn bị gia đình bạn trai từ chối với lý do “nhỏ quá làm sao đẻ được con” trước tầm vóc trời sinh 1,45m của mình. Quá chán nản với thực tại, N. tự dằn vặt và nhốt mình trong phòng, bỏ ăn, mất ngủ.

3. Do ảnh hưởng của chứng trầm cảm nặng sau sinh, Phan Thị Tr., 20 tuổi (ngụ xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội) đã ra tay dìm chết con trai 33 ngày tuổi trong cơn hoang tưởng vô thức vào tháng 6 năm ngoái. Bà Nguyễn Thị N. (sinh năm 1970, mẹ ruột của chị Tr.) cho biết, “từ sau khi sinh con, Tr. hay sợ hãi, khóc lóc vô cớ, luôn tự đổ lỗi cho mình rằng chưa chăm sóc được cho con”. Đây không phải vụ án đầu tiên liên quan đến vấn đề trầm cảm, vào khoảng tháng 1-2017, trên địa bàn xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội cũng đã xảy ra một vụ tương tự. Vụ án mẹ nghi bị trầm cảm sau sinh ra tay sát hại con trai 5 tháng tuổi của mình sau đó nhảy xuống giếng tự tử nhưng may mắn được cứu sống.

4. Câu chuyện của nữ sinh Thùy Trang (THPT Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) tự tử để lại 5 lá thư tuyệt mệnh thể hiện sự buồn chán vì kết quả học tập không đáp ứng được sự kỳ vọng của gia đình tuy đã xảy ra gần 3 năm qua, nhưng cho đến nay vẫn là bài học đắt giá cho sự áp đặt của phụ huynh đối với việc học hành của con cái. Nguyên nhân Trang chọn cái chết là do em “luôn suy nghĩ rằng phải đậu trường công an hay y cho bố mẹ vui lòng, nhưng con thực sự rất mệt, con mệt lắm, con buông xuôi tất cả. Con không thể hoàn thành nó được…”.

5.Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Duy (Giám đốc Công ty Chẩn đoán và phát triển tinh thần Khơi Nguồn, TP.HCM) lưu ý, đa phần các vụ học sinh tự tử đều rơi vào độ tuổi dậy thì. Do lứa tuổi này đang ở giai đoạn bất ổn khủng hoảng về tâm lý, nên dễ hành động nông nổi, bồng bột, suy sụp tinh thần khi đối diện với áp lực học tập, sự kỳ vọng quá mức của cha mẹ, bị bạn bè hiểu lầm, sang chấn tâm lý khi ba mẹ chia tay…

Khi người trẻ nhận thấy một số triệu chứng cơ bản như thay đổi cảm giác ngon miệng, giảm cân, rối loạn giấc ngủ, mất hứng thú với sở thích cá nhân, cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, khó suy nghĩ, có ý nghĩ tái diễn về cái chết hoặc hành vi tự sát, là khi cần được hỗ trợ bởi các liệu pháp kết hợp gồm thuốc, sốc điện, liệu pháp tâm lý và điều trị củng cố.

6. Bác sĩ Trần Văn Vũ, Phó Trưởng khoa 3 Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết, bạn có thể tự thoát khỏi trầm cảm bằng những biện pháp sau:

– Mỗi ngày hãy tạo cho bản thân và người nhà một niềm vui nho nhỏ: mua vé đi xem phim, tặng một cuốn sách mới, món ăn mới…

– Ngày nghỉ hãy ngủ thêm một chút, tắm bằng nước lá thơm, đi làm đầu…

– Hãy thay đổi một điều gì đó trong căn hộ: kê lại đồ gỗ thay rèm cửa, thay thảm, đặt lại chậu hoa cảnh…

– Mời bạn thân đi tiệm cà phê hay về nhà, hãy tâm sự hết những nỗi niềm của mình, thậm chí hãy cùng khóc cho đến khi bật cười.

Vũ Phương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)